Một buổi học nhóm của học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Lập.
(HBĐT) - Sau 8 tháng tham gia lớp học đa thông minh (từ tháng 4/2015 đến tháng 10/2015). 40 học sinh lớp 3, lớp 4 của trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Lập, xã Yên Lập (Cao Phong) đã tự tin hơn trong thuyết trình, giao tiếp với giáo viên, hăng say học tập. Đồng thời, các em đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm, tự tin hơn vào bản thân.
Lớp học đa thông minh thuộc dự án iTech- phát triển trí thông minh đa dạng cho trẻ em, là sáng kiến nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam và Philippines, thông qua mô hình lớp học phát triển đa trí thông minh và hệ thống quản lý thông tin học tập. Ở Việt Nam, dự án được tổ chức tình nguyện Giấc mơ Việt Nam triển khai tại trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Lập, xã Yên Lập (Cao Phong). Tham gia lớp học đa thông minh, học sinh được tìm hiểu về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vựa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Thông qua các hoạt động gắn với các loại trí thông minh khác nhau như: hoạt động nhóm, thuyết trình, làm thí nghiệm, làm đồ thủ công, đố vui, đóng kịch và chia sẻ cảm xúc. Qua đó, giúp các em học sinh khám phá bản thân mình và những người xung quanh, giúp các em tự tin hơn ở bản thân, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, phát huy tính sáng tạo và lòng say mê học tập. Theo thống kê, sau 8 tháng tham gia lớp học đa thông minh, số học sinh không tự tin khi thuyết trình trước lớp giảm từ 44% xuống 32%, số học sinh không tự tin khi làm trưởng nhóm giảm gần một nửa xuống 20%. Ở thời điểm đầu kỳ dự án, có 48% học sinh của lớp học không cảm thấy tự tin với môn ngoại ngữ, đến cuối dự án, con số này giảm xuống chỉ còn 24%. Em Bùi Thị Hoài (lớp 4B) chia sẻ: “em thích học lớp đa thông minh vì có các cô lên chơi cùng. Lớp rất vui. Con thích có nhiều lớp như thế này”. Bên cạnh đó, gần 80% các bậc phụ huynh cho rằng con của mình có sự thay đổi rõ rệt sau khi tham gia lớp học đa thông minh. Ông Bùi Văn Lực, phụ huynh học sinh Bùi Việt Hùng (lớp 4A) chia sẻ: “Sau khi tham gia lớp học đa thông minh, cháu đã thay đổi rất nhiều. Các cháu biết chủ động học bài ở nhà, quan tâm đến mọi người và biết chia sẻ với bạn bè hơn”.
Anh Nguyễn Hoàng Việt, sáng lập tổ chức tình nguyện Giấc mơ Việt Nam, Quản lý dự án iTech tại Việt Nam cho biết: “Sau 8 tháng triển khai với sự tham gia của gần 30 tình nguyện viên, mô hình lớp học ngoại khóa sử dụng phương pháp giáo dục đa thông minh đã cho thấy nhiều tác động tích cực đến các em học sinh trường Yên Lập. Dự án đã giúp các em tự tin hơn, phát triển năng lực của bản thân, hòa nhập hơn với gia đình, bạn bè và thầy cô. Trong tương lai gần, nhóm dự án tiếp tục xây dựng những tài liệu hướng dẫn về mô hình hoạt động ngoại khóa ứng dụng học thuyết đa thông minh để phổ biến tới nhiều trường học trên cả nước”.
Nguyễn Tuyết (CTV)
(HBĐT) - Ngày 19/11, trường PTDTNT THPT tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2015). Đến dự và chúc mừng thầy cô nhà trường có các đồng chí đại diện các cơ quan, ban, ngành, các huyện, thành phố và các đồng chí nguyên là lãnh đạo nhà trường.
(HBĐT) - Sáng 19/11, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình tổ chức lễ khai giảng năm học 2015- 2016 và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Phát huy tinh thần tình nguyện, những năm qua, phong trào sinh viên trường CĐSP Hòa Bình không ngừng lớn mạnh, ngày càng khẳng định vai trò của trí thức trẻ, góp phần tạo ra những lớp sinh viên “vừa hồng, vừa chuyên” để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp.
(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hường, Trưởng khoa Mầm non cho biết: Khoa Mầm non là một đơn vị trực thuộc trường CĐSP Hòa Bình, được thành lập vào tháng 10/1995 trên cơ sở sáp nhập trường Sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ vào trường Trung học Sư phạm Hòa Bình. Những ngày đầu mới thành lập, khoa gặp không ít khó khăn. Đội ngũ giáo viên mỏng, trình độ chuyên môn không đồng đều. Số lượng học sinh theo học tại khoa ít, trình độ nhận thức và khả năng giao tiếp của học sinh có nhiều hạn chế, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn nên chất lượng học tập của học sinh thấp. Chất lượng đào tạo của khoa trong một số năm đầu mới thành lập thường thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra của từng năm học.
(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của trường, năm 2012, Phòng Tổ chức -công tác HS-SV được thành lập trên cơ sở ghép hai phòng: Chính trị - Công tác HS-SV với bộ phận tổ chức cán bộ (thuộc phòng Tổ chức hành chính tổng hợp). Phòng có 8 CB, CNVC. Tuy lực lượng CB, CNVC của phòng mỏng, đầu mối công việc nhiều, đa dạng nhưng tập thể phòng luôn đoàn kết, sáng tạo, chịu khó học hỏi, nhanh nhạy trong đổi mới phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao. Tập thể phòng liên tục nhiều năm đạt tập thể lao động tiên tiến.
(HBĐT) - Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 18/11, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm và tặng quà 2 nhà giáo ưu tú Trần Mạnh Hòa và Nguyễn Văn Song. Cùng đi có lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo, Văn phòng Tỉnh ủy.