(HBĐT) - Mấy năm lại đây, chúng ta nhắc nhiều tới thành tích của bậc học mầm non của tỉnh: huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi đạt cao; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi về đích sớm đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận lại dù chỉ là một chi tiết nhỏ đó là: các cháu học ở đâu, chất lượng trường, lớp, cách thức chăm sóc, dạy dỗ thế nào..., nhất là các cháu nhỏ con của công nhân lao động ở các KCN. Đó là nỗi niềm trăn trở được đồng chí Bùi Tiến Lực, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh bày tỏ nhằm góp ý vào kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh.

 

Những nỗi niềm trăn trở này được dựa trên cơ sở kết quả khảo sát nhu cầu về nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN và địa bàn tập trung đông công nhân, lao động mà LĐLĐ tỉnh vừa thực hiện trong tháng 10 vừa qua. Khảo sát tại 226 DN với 21.451 lao động, trong đó có 14.168 lao động nữ thuộc địa bàn TP Hòa Bình, huyện  Kỳ Sơn, Lương Sơn cho thấy,  số nữ công nhân lao động (CNLĐ) trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) tuổi, chiếm tới 90%. Con của CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo (từ 0-5 tuổi) 7.224 cháu, trong đó, 4.235 cháu đã ra lớp nhà trẻ, mẫu giáo, còn lại 2.989 cháu chưa đi nhà trẻ. Qua quá trình khảo sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ cho thấy, nhu cầu gửi trẻ ở bậc học mầm non, đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng tuổi rất lớn. Dù hệ thống cơ sở giáo dục mầm non  công lập và ngoài công lập đã được tăng cường nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ. Hiện, một số DN có đông CNLĐ đã bố trí nhân lực để trông giữ trẻ như: Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R, Công ty TNHH Sankoh Việt Nam, Công ty TNHH BanDai Việt Nam, Công ty TNHH Seyoung INC, Công ty cổ phần XNK 3/2... có khoảng 580 trẻ được trông giữ, chăm sóc, bảo vệ ở các nhóm trẻ của công ty này. Rõ ràng đó là con số còn khá khiêm tốn, chưa kể đến điều kiện chăm sóc, dạy dỗ mà theo nhận định của tổ chức công đoàn các KCN: ngành giáo dục chưa rà soát để quản lý tới.

 

Chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân làm việc tại Nhà máy cháo sen Bát bảo Minh Trung (KCN Lương Sơn)  luôn tất tả lo lắng cho 2 đứa con nhỏ. Vợ chồng đều là công nhân ở làm việc ở 2 công ty thuộc KCN Lương Sơn với đồng lương khiêm tốn, vì vậy đành chọn giải pháp cho 2 con ở quê nhà để ông bà nội chăm sóc. Ông bà đã ngoài 70 tuổi,  hàng ngày phải lo từ việc ăn ở, sinh hoạt, học hành cho 2 cháu nhỏ thực sự không yên tâm vì vậy dù nhà cách chỗ làm việc hơn 30 km, vợ chồng chị vẫn phải đi về trong ngày.

 

Không chỉ riêng vợ chồng chị Hoa mà hàng trăm CNLĐ làm việc ở KCN Lương Sơn, Kỳ Sơn, TP Hòa Bình  cùng có chung mong muốn: có trường, lớp học mầm non tại nơi làm việc.

 

Đồng chí Bùi Tiến Lực, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết:  Bám sát nội dung Chỉ thị số 09, ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về  “Đẩy mạnh các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, Khu chế xuất”, LĐLĐ tỉnh đã khảo sát qua đó thấy rằng, mong muốn đó của người lao động trong các KCN hoàn toàn chính đáng cần được quan tâm. Trên cơ sở đó, LĐLĐ tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cụ thể các chính sách hỗ trợ cho người lao động, cho người sử dụng lao động. Ưu tiên ngân sách cho hệ thống giáo dục mầm non, hỗ trợ cho xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp mầm non trong các KCN, trước mắt là để tháo gỡ khó khăn cho NLĐ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục của Nhà nước. Cụ thể, đối với địa phương hiện nay, việc bổ sung quy hoạch nhà  trẻ, lớp mẫu giáo trong KCN và địa bàn tập trung lao động nữ cần phải được ưu tiên hàng đầu bởi đó là nền tảng để đảm bảo an sinh xã hội  vì mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

 

 

 

                                                                               Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục