Ông Vũ Mạnh Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Yên Thủy giới thiệu về một số hình ảnh của “góc khuyến học”.

Ông Vũ Mạnh Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Yên Thủy giới thiệu về một số hình ảnh của “góc khuyến học”.

(HBĐT) - Nằm ngay cạnh quốc lộ 12B, làng văn hóa xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thủy) không chỉ nổi tiếng với danh thắng Chùa Hang, di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây còn là một điểm sáng trong phong trào khuyến học tỉnh, với “góc học tập 4 có 3 không” trong mỗi gia đình và đặc biệt là mô hình “góc khuyến học” trong nhà văn hóa xóm.

 

Tiêu biểu như mô hình “gia đình học tập” của gia đình anh Bùi Thanh Cảnh thuộc dòng họ khuyến học Bùi Công. Anh có hai con trai là Bùi Minh Đức và Bùi Minh Quân đều có tên trong bảng vàng của xóm, anh  chia sẻ: “Nhờ tuyên truyền của chi hội khuyến học xóm, gia đình tôi đã ký cam kết và xây dựng góc học tập  cho các con phấn đấu đạt chuẩn 4 có, 3 không (4 có là: không gian riêng, bàn ghế hợp độ tuổi, đủ ánh sáng, dụng cụ học tập. 3 không là: không mở đài hoặc ti vi, không nói chuyện to, không sai vặt khi con cháu học bài). Mỗi buổi tối, vào lúc 19h30 khi loa xóm thông báo đến giờ học bài là các cháu lại tự giác ngồi vào bàn học. Vợ chồng tôi cũng vặn nhỏ ti vi, giảm các tiếng ồn để các con có môi trường học tập tốt nhất. Kể cả những hôm cách nhật loa làng không nhắc, các cháu cũng tự vào bàn học đúng giờ. “Mưa dầm thấm lâu”, nhờ sinh hoạt và học tập có kế hoạch, nề nếp kết quả học tập năm nay của hai cháu đều đạt khá, giỏi vợ chồng tôi rất phấn khởi”.

Ông Vũ Mạnh Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Yên Thủy chia sẻ: “Mô hình ra đời vào tháng 4/2015. Với mục tiêu khuyến khích tất cả các tầng lớp nhân dân học tập, không ngừng nâng cao trí, đức chúng tôi đã nghiên cứu để xây dựng “góc khuyến học” này”. “Góc khuyến học” được bố trí hẳn một diện tích rộng rãi trong nhà văn hóa. Tại đây, hai bên treo câu đối : “Nên thợ, nên thầy nhờ hay học”, “No cơm, ấm áo bởi hay làm”. Ở giữa treo tấm pano lớn có mệnh đề thể hiện mục đích học tập do tổ chức văn hóa Liên hiệp quốc đề xướng là: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người”. Bên cạnh là bảng vàng ghi tên các em học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó cùng nhiều hình ảnh của các hoạt động khuyến học nổi bật.

Nhờ sự tuyên truyền, quan tâm sâu sát của chi hội khuyến học xóm các mô hình “dòng họ học tập”, “gia đình học tập” lần lượt ra đời trên địa bàn. Với tổ chức chặt chẽ và hiệu quả nổi bật có thể kể đến các dòng học học tập như: dòng họ Bùi Công, Vũ Đình, Bùi Văn, Lê... Đặc biệt, phong trào còn đuợc sự ủng hộ và giúp sức từ các chi hội và đoàn thể  khác như: chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, chi hội cựu chiến binh… về cả vật chất và tinh thần. Hoạt động khuyến học, khuyến tài nhờ đó đuợc xã hội hoá.

Chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động, đã có 10 doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, Thái Bình, An Giang  về tặng quà và chung tay xây dựng quỹ khuyến học xóm. Thấy được hiệu  quả và ý nghĩa to lớn mà phong trào khuyến học của xóm Á Đồng, chi hội khuyến học trong huyện Yên Thủy và hội khuyến học tỉnh Phú Thọ đã đến tham quan và học hỏi mô hình “góc khuyến học” này. Đây thực sự sự là một mô hình  hay, sáng tạo và nhân văn cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện tốt nhất phát triển nhân tố con người, nhân tố quan trọng nhất trong phát triển xã hội.

 

                               Bùi Thơm (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục