Bỏng ngô, trứng muối, thịt xông khói, thực phẩm có đường tinh chế, đồ chế biến sẵn... rất có hại cho não, làm giảm trí thông minh và trí nhớ.

 

Theo Health Sina, bộ não không chỉ là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mà còn là nơi đặt hệ thần kinh trung ương, mỗi bước di chuyển của con người đều phải thông qua "bộ chỉ huy" này. Nếu não tổn thương sẽ dễ bị mất trí nhớ, nặng hơn thì con người không thể chăm sóc bản thân hay di chuyển. Do đó, chúng ta nên chăm sóc tốt cho bộ não. Trong cuộc sống hàng ngày nên tránh ăn các thực phẩm gây tổn thương não sau đây:

Bỏng ngô đứng đầu danh sách thực phẩm phổ biến có chứa chì. Chì là kim loại nặng độc hại, có thể thay thế vị trí hoạt động của các khoáng chất khác như sắt, canxi, kẽm  trong hệ thống thần kinh. Đây thực sự là sát thủ giết chết các tế bào não. 

 

Trứng muối cũng nằm trong danh sách thực phẩm chứa chì không nên ăn.

 

Món ăn mặn rất nguy hiểm cho não. Muối là gia vị quan trọng, đồng thời cũng là nguyên tố cần thiết cho cơ thể, song chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Nếu bạn ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não, các tế bào não thiếu máu lâu dài, thiếu oxy máu thì chết sớm hơn so với bình thường.

 

Thực phẩm có đường tinh chế rất hại não. Thông thường đường sucrose và đường nho glucose là vô hại. Tuy nhiên, các nhà sản xuất hiện nay thường thêm đường tinh chế vào thực phẩm chế biến sẵn. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này có thể gây tổn hại mô não, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào. Trẻ em càng cần phải thận trọng.

 

Thực phẩm có dư lượng hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng không chỉ gây ngộ độc, tiêu chảy mà còn tổn hại các tế bào não. Vì vậy, khi mua các loại trái cây và rau để ăn, làm sạch triệt để hóa chất rồi mới sử dụng

 

Bánh quẩy nằm trong danh sách thực phẩm chứa nhiều nhôm không nên ăn. Trẻ em ăn nhiều loại bánh này thường ảnh hưởng đến trí nhớ, phản ứng chậm chạp, thậm chí dẫn đến chứng đần độn.

 

Bánh tiêu cũng trong danh sách thực phẩm chiên rán "giàu" kim loại nhôm có hại cho não bộ.

 

Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm chiên ở nhiệt độ dầu trên 200 độ C và thực phẩm phơi dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài như ngỗng quay, vịt, cá hun khói… chứa nhiều lipid peroxide. Chất này dễ dàng tích lũy trong cơ thể gây hại nhất định đến hệ thống enzym chuyển hóa trao đổi chất, thúc đẩy não lão hóa sớm hoặc mất trí nhớ.

 

Để bánh kẹo, sữa, sữa chua trở nên bắt mắt hơn, nhà sản xuất thường cho thêm vào những chất phụ gia, chất tạo màu, tạo hương vị để thu hút trẻ. Nghiên cứu cho thấy rất nhiều hóa chất được tìm thấy trong đồ ăn chế biến sẵn như thế này có thể gây tổn hại cho não bộ của bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa các loại thức ăn, bánh kẹo, sữa có màu sắc sặc sỡ và nhiều hương vị.

                                                                        Theo Vnexpress

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục