(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 44-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”.

 

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức CT - XH, các hội doanh nghiệp (DN), doanh nhân và CBĐV, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân lao động (CNLĐ) trong các khu công nghiệp (KCN) để thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN, góp phần cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động... BTV Tỉnh ủy đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp:

 

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ.

 

2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự phối hợp hành động của chính quyền, MTTQ, các tổ chức CT - XH, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần CNLĐ: BTV Tỉnh ủy yêu cầu hằng năm, các cấp ủy đưa nhiệm vụ này vào nghị quyết của cấp ủy; lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các ngành, các tổ chức CT   XH xây dựng kế hoạch cụ thể nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ. Các cấp ủy, nhất là tổ chức Đảng trong DN, Đảng ủy Ban Quản lý các KCN tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở DN. Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của CBĐV trong việc xây dựng và phát triển lối sống văn hóa, kỷ cương, tuân thủ pháp luật. Các cấp chính quyền tập trung chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1780 ngày 12/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 231 ngày 13/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân tại các DN đến năm 2020”; phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; nhà ở, nhà trẻ; trạm y tế ở các KCN; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của công nhân...

 

3. Tăng cường sự hợp tác giữa chủ DN với người lao động, sự phối hợp giữa người sử dụng lao động với công đoàn; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong các DN: Với nhiệm vụ này, BTV Tỉnh ủy yêu cầu tăng cường sự hợp tác cùng có lợi giữa chủ DN, doanh nhân với công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phối hợp chặt chẽ giữa chủ DN với tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc; tổ chức đối thoại định kỳ theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ; phối hợp chăm lo nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao động, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

 

Đề cao văn hóa kinh doanh, trách nhiệm của chủ DN trong việc đảm bảo việc làm, tiền lương, thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định; tăng cường trách nhiệm xã hội của DN trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ. Xác định chủ DN, doanh nhân, CNLĐ vừa là chủ thể vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả của việc tạo dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh trong KCN, DN có đông CNLĐ…

 

 4. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ chủ chốt công đoàn DN  Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, điều kiện lao động, đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để báo cáo cấp ủy, phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Tăng cường giáo dục cho CNLĐ về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng  nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp; kỹ năng hòa nhập cộng đồng, tổ chức cuộc    sống gia đình, chăm sóc sức khỏe, phòng - chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội; thực hiện văn hóa giao thông; xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá...  Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thăm quan, du lịch; phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân, tạo điều kiện cho CNLĐ được thụ hưởng, tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa...

                          

 

                                                                       P.V (TH)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục