(HBĐT) - “Mục tiêu đặt ra đối với trạm y tế xã là toàn bộ khuôn viên trạm, các buồng bệnh, nhà vệ sinh, đường đi đều sạch sẽ; có đầy đủ nước ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; có đủ bồn rửa tay, xà phòng, dung dịch rửa tay cho người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế; việc phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế được thực hiện theo quy định.

 

Trạm cũng  quan tâm sắp xếp các phòng bệnh, trang thiết bị, vật dụng sao cho khoa học, gọn gàng, ngăn nắp. Trang phục của cán bộ y tế, người bệnh được cung cấp đầy đủ, sạch sẽ. Đảo bảo môi trường cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sức khỏe cộng đồng.” Đó là chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Ngọc Hải, Trạm trưởng trạm y tế xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi về việc xây dựng trạm y tế xanh - sạch - đẹp.

 

 Trạm y tế xã Bắc Sơn (Kim Bôi) có hệ thống cây xanh, bóng mát phù hợp.

 

Căn cứ Quyết định số 3638/QĐ-BYT của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, ngày 19/8/2016 Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1390/KH-SYT về việc “Triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” trong đó, nêu rõ: mục tiêu cụ thể 100% cơ sở y tế trong tỉnh triển khai cơ sở y tế xanh - sach- đẹp; 100% công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế được tập huấn và thực hiện các nội dung cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp”.

 

Bác sỹ Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Việc xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của ngành. Đối tượng triển khai là tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo và cơ sở thực hiện các xét nghiệm về y học từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Sở Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo, các đơn vị cũng thành lập BCĐ với nhiệm vụ triển khai kế hoạch chi tiết theo sự hướng dẫn của BCĐ cấp trên, phù hợp với đặc thù từng đơn vị. Sau khi Sở Y tế cử cán bộ tham dự tập huấn của Bộ Y tế sẽ tổ chức tập huấn cho các báo cáo viên của cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ báo cáo viên này sẽ trực tiếp tập huấn cho cán bộ y tế thuộc đơn vị quản lý.”

 

Để việc triển khai diễn ra sâu rộng, hiệu quả, ngành y tế đã xây dựng kế hoạch, tổ chức truyền thông rộng rãi kế hoạch triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp đến toàn thể cán bộ y tế và cộng đồng trên địa bàn thông qua các kênh thông tin Website của ngành, các phương tiện thông tin đại chúng… Các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức truyền thông và hướng dẫn thực hiện các nội dung triển khai cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp đến cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh qua truyền thông trực tiếp.

 

Việc thực hiện dựa trên 40 tiêu chí thuộc 6 nội dung: xanh, sạch, quản lý chất thải, đẹp, tổ chức thực hiện và cộng điểm. Cụ thể đối với nội dung “xanh”, các cơ sở y tế phải có cây xanh (kể cả là cây cảnh), hàng năm bổ sung cây xanh theo quy định, vườn hoa cây cảnh được chăm sóc cắt tỉa thường xuyên. Nội dung “sạch” yêu cầu phải có đầy đủ nước ăn uống hợp vệ sinh; có nhà tiêu hợp vệ sinh, có phòng riêng cho nam và nữ, khu vệ sinh sạch sẽ không có mùi hôi; có nhân viên dọn nhà vệ sinh và nhân viên giám sát thường xuyên tối thiểu ngày 2 lần và khi cần; trần nhà, tường nhà sạch, không mạng nhện rêu mốc; buồng bệnh thông khí và đủ ánh sáng. Việc quản lý chất thải đặt ra yêu cầu các cơ sở y tế phải có túi, thùng đựng chất thải y tế theo quy định; chất thải rắn y tế được lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định; hệ thống xử lý nước thải phải kín, không có mùi hôi, đạt quy chuẩn...

 

Ngoài ra, Sở Y tế còn đặc biệt khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm phát sinh chất thải, có nhà vệ sinh và đường đi dành cho người khuyết tật, đặc biệt là    thực hiện cơ sở y tế “Không khói thuốc lá”.

 

                                                              Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục