(HBĐT) - Sáng 12/4, Tại tỉnh Lào Cai, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, cùng Bộ Trưởng Bộ y tế, lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan và đại diện 63 điểm cầu toàn quốc. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

 

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì đầu cầu Hòa Bình.

 

Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc. Trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc trong nước và hướng tới xuất khẩu như: Quế, hồi, hòe, actiso, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả….Việc nuôi trồng cây dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây trồng nông nghiệp khác như lúa, ngô, sắn. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ dược liệu Việt Nam là rất lớn, bao gồm: Hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT gồm có 63 bệnh viện YHCT công lập; hệ thống bệnh viện đa khoa có khoa YHCT hoặc tổ YHCT; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT và gần 7.000 cơ sở hành nghề YHCT tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Đồng thời cả nước có 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được cấp số đăng ký lưu hành sử dụng dược liệu làm nguyên liệu làm thuốc trong sản xuất. Nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước ước tính khoảng 60.000-80.000 tấn dược /năm, trong đó có rất nhiều dược liệu có tiềm năng nuôi trồng trong nước. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn và phát triển cây dược chưa được quan tâm, chú trọng tương xứng với tiềm năng. Việc khai thác và sử dụng cây dược liệu còn tồn tại nhiều vấn đề đặt ra. Tiềm năng rất lớn tuy nhiên nguồn dược liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu, 75% còn lại vẫn phải nhập khẩu.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận nêu rõ thực trạng phát triển dược liệu của nước ta hiện nay và đề nghị xây dựng quy hoạch vùng phát triển dược liệu, những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi trồng dược liệu với quy mô lớn như hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế…

 

Kết luận tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nước ta có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi để phát triển dược liệu quý hiếm, đó là tài sản vô giá để người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Mặt khác, cây dược liệu có thị trường lớn với lượng dân số lớn và có tiềm năng xuất khẩu. Do vậy, Bộ y tế và các bộ ngành cần có chính sách đặc thù tạo điều kiện phát triển trồng, chế biến dược liệu. Phát triển dược liệu trở thành một trong những chiến lược quan trọng của ngành y tế. Phát triển nguồn gien dược liệu quý, đầu tư phát triển các bài thuốc quý có giá trị trở thành sản phẩm quốc gia như sản phẩm Trinh nữ hoàng cung. Phát triển y dược học cổ truyền với y học hiện đại. Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng dược liệu.  Bộ y tế và Bộ NN&PTNT xây dựng quy trình chuẩn nuôi trồng dược liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng nuôi trồng và chế biến dược liệu. Các bộ ngành cần giám sát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu dược liệu. Tăng cường khám chữa bệnh y học cổ truyền và sử dụng dược liệu. Các địa phương cần quy hoạch, tạo cơ chế chính sách để sản xuất, nuôi trồng dược liệu địa phương chuyên canh với quy mô lớn.Vận động người dân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn dược liệu địa phương.

 

 

                                                                    Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Lương Sơn thu 538 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Hưởng ứng ngày “Toàn dân tham gia hiến máu nhân đạo 7/4”, ngày 7/4, Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Lương Sơn đã tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2017.

Người chiến sỹ áo trắng ở xã Tòng Đậu

(HBĐT) - Xã Tòng Đậu (Mai Châu) nằm dọc QL 6 và QL 15, dân cư thưa thớt được chia thành 6 xóm, do đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân của Trạm y tế có nhiều thuận lợi. Với 5 cán bộ, viên chức, trong năm vừa qua, tập thể cán bộ trạm không ngừng phấn đấu thực hiện tốt công tác phòng bệnh. Công tác khám - chữa bệnh (KCB) hàng năm không để dịch bệnh lớn xảy ra, xử trí và điều trị, chuyển tuyến kịp thời các ca bệnh trên địa bàn.

Kiểm tra công tác y tế cơ sở tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 5/4, UBND tỉnh kiểm tra công tác y tế cơ sở tại trung tâm y tế huyện Lương Sơn. Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị cólãnh đạo sở Y tế, Sở Nội Vụ, LĐ-TB&XH, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, BHXH tỉnh.

CLB Ngân hàng máu sống tổ chức hiến máu tình nguyện đột xuất

(HBĐT) - Ngày 4/4, CLB ngân hàng máu sống tỉnh Hòa Bình đã tổ chức đợt hiến máu tình nguyện đột xuất tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Tham gia đợt hiến máu lần này có 10 thành viên CLB là các ĐV – TN đến từ trường Trung cấp Y tỉnh và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã làm rõ trách nhiệm cán bộ tham gia ca phẫu thuật lấy thai cho bệnh nhân Nguyễn Hương Lan

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Nguyễn Hương Lan, xóm 6, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) là bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy thai vào trưa ngày 7/2/ 2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh phản ánh việc: các y, bác sỹ trong kíp mổ đã thiếu trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ. Cụ thể, bác sỹ Đinh Thị Chiên, Phó trưởng Khoa Sản và kíp mổ đã tiến hành mổ đẻ cho bà Lan nhưng trước đó không thăm khám cho sản phụ. Sau khi mổ, kíp mổ đã tắc trách để quên khối vật thể lạ rộng 4 cm, dài 7 cm trong bụng bệnh nhân khiến bà Lan bị sốt kéo dài và sau đó phải mổ lại. Bà Lan cho rằng, để xảy ra sự việc này, bà Phạm Thị Thoa, Trưởng Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng có một phần trách nhiệm trong quản lý, điều hành cán bộ thực hiện công tác chuyên môn.

Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

(HBĐT) - BCĐ an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 26 triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục