(HBĐT) - Trong 3 năm ( 2014-2016), toàn huyện có 46 cặp tảo hôn, một con số đáng lưu ý đối với những người làm công tác quản lý Nhà nước về y tế, dân số tại huyện Kỳ Sơn. Bởi có tuyên truyền, vận động, kể cả “phạt”, nhưng nạn tảo hôn ở Kỳ Sơn vẫn chưa có điểm dừng.
Đại diện Đoàn thanh niên xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) trò chuyện, tuyên truyền kiến thức về bình đẳng giới, sự phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổi vị thành niên cho học sinh trường THCS xã Hợp Thịnh.
Theo thống kê của UBND huyện Kỳ Sơn, các xã có vấn nạn tảo hôn cao nhất trong 3 năm qua là: Dân Hạ; Mông Hóa, Yên Quang mỗi xã có 8 cặp. Tiếp đó là Hợp Thịnh 5 cặp, Độc Lập, Hợp Thành, mỗi xã 4 cặp…
Nhiều người vẫn nghĩ vấn nạn tảo hôn chủ yếu xảy ra trong cộng đồng người dân tộc thiểu số và ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con em ít được học hành chu đáo. Tuy nhiên, qua khảo sát những năm gần đây cho thấy đã có sự chuyển dịch. Ví như ở xã Dân Hạ, năm 2014 có 2 cặp tảo hôn, trong đó 1 cặp là người dân tộc thiểu số và 1 cặp là dân tộc Kinh. Năm 2015, xã này cũng có 2 cặp tảo hôn, trong đó 1 cặp là người dân tộc thiểu số và 1 cặp là người Kinh; năm 2016 có 1 cặp tảo hôn là người dân tộc thiểu số.
Nhiều cặp tảo hôn là con em các gia đình khá giả và đang ngồi trên ghế nhà trường. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn, theo đồng chí Nguyễn Đình Lương, Trưởng phòng Y tế huyện Kỳ Sơn là do: Việc quản lý con em trong gia đình chưa chặt chẽ. Các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều tới tâm lý, tình cảm của con em mình khi bước vào độ tuổi vị thành niên. Trong thời đại thông tin đại chúng phát triển mạnh, trẻ vị thành niên dễ dàng cập nhật phim ảnh, băng đĩa… không lành mạnh dẫn đến việc quan hệ tình dục sớm và có thai ngoài ý muốn, buộc gia đình phải tổ chức lễ cưới…
Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người phụ nữ (khi phải làm vợ, làm mẹ quá sớm) mà hệ lụy của nó còn được phân tích ở nhiều góc cạnh, trong đó có việc góp phần làm gia tăng số vụ ly hôn trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn bày tỏ trăn trở: Những năm gần đây, số vụ ly hôn trên địa bàn huyện luôn năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014 có 43 cặp ly hôn; năm 2015 có 54 cặp và năm 2016 là 73 cặp. Đáng chú ý độ tuổi ly hôn của các cặp vợ chồng ngày càng trẻ, chủ yếu ở lứa tuổi 20-30. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình. Nhìn vào số liệu thống kê cho thấy, tảo hôn đã trở thành thực trạng và cần có sự can thiệp kịp thời. Theo đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện: Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, nhấn mạnh vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức, chuyển biến hành động và từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Huyện Đoàn và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tọa đàm với chủ đề “Giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn” tại một số trường học… tuy nhiên, hiệu quả chưa rõ nét, tình trạng tảo hôn vẫn tăng ở một số xã. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác gia đình hàng năm. Giao chỉ tiêu duy trì các CLB gia đình phát triển bền vững. Tập trung chỉ đạo hạ thấp tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên toàn huyện, đặc biệt là các xã có tỷ lệ tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Đưa các nội dung thực hiện về DS-KHHGĐ, đặc biệt là vấn đề tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên vào các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, kế hoạch công tác hàng năm của UBND, UBMTTQ huyện và các ngành, đoàn thể. Một mặt, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Cùng cán bộ DS/KHHGĐ xã Tân Minh (Đà Bắc), chúng tôi đến thăm gia đình chị Xa Thị Thơ, xóm Cò Phày. Dáng chị gầy gò, đôi mắt rưng rưng chăm sóc con trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Chị chia sẻ: Trước kia cháu Lường Văn Dương khỏe mạnh, trắng hồng. Thế nhưng từ khi mắc bệnh tan máu bẩm sinh khiến khuôn mặt cháu xanh xao, hốc hác, gần 20 tuổi nhưng cháu không làm được việc gì. Gia đình nghèo, không có điều kiện nên 5 tháng mới đưa cháu đi truyền máu ở bệnh viện tỉnh 1 lần. Mỗi lần đưa cháu đi viện, gia đình phải nhờ sự giúp đỡ của anh em, họ hàng mới có tiền.
(HBĐT) - Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình và Công ty TNHH Herbavina Việt Nam tổ chức trao tặng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại khoa phẫu thuật thần kinh - ung bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh.
(HBĐT) - Hưởng ứng ngày “Toàn dân tham gia hiến máu nhân đạo 7/4”, ngày 7/4, Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Lương Sơn đã tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2017.
(HBĐT) - Xã Tòng Đậu (Mai Châu) nằm dọc QL 6 và QL 15, dân cư thưa thớt được chia thành 6 xóm, do đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân của Trạm y tế có nhiều thuận lợi. Với 5 cán bộ, viên chức, trong năm vừa qua, tập thể cán bộ trạm không ngừng phấn đấu thực hiện tốt công tác phòng bệnh. Công tác khám - chữa bệnh (KCB) hàng năm không để dịch bệnh lớn xảy ra, xử trí và điều trị, chuyển tuyến kịp thời các ca bệnh trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 5/4, UBND tỉnh kiểm tra công tác y tế cơ sở tại trung tâm y tế huyện Lương Sơn. Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị cólãnh đạo sở Y tế, Sở Nội Vụ, LĐ-TB&XH, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, BHXH tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 4/4, CLB ngân hàng máu sống tỉnh Hòa Bình đã tổ chức đợt hiến máu tình nguyện đột xuất tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Tham gia đợt hiến máu lần này có 10 thành viên CLB là các ĐV – TN đến từ trường Trung cấp Y tỉnh và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hòa Bình.