(HBĐT) - Nói đến vùng cao, nhiều người nghĩ ngay khi đến là rượu và thuốc. Hình ảnh những mâm cỗ lá, chén rượu đầy mâm, rồi người già, thanh niên, có thể là phụ nữ ngồi bên chiếc điếu ục hút thuốc thả khói vào sương chiều. Nhưng ở một xóm vùng cao xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) nhiều năm nay từ người già đến thanh niên không hề động đến một điếu thuốc nào.


Một chiều hè chúng tôi đến xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, xóm ven lòng hồ sông Đà. Dọc con đường là những mái nhà sàn. Đến thăm gia đình anh Bùi Văn Nhình, điều làm tôi ngạc nhiên là không có chiếc điếu cày ở bàn uống nước. Mọi người chỉ ngồi uống nước chè hay nước lá cây nói chuyện với nhau. Thấy tôi thắc mắc anh Nhình cho biết: Năm nay tôi 30 tuổi, từ ngày sinh ra, từ ông bà, bố mẹ rồi đến thanh niên chúng tôi đều không hút thuốc. Các cụ bảo thuốc không có lợi cho sức khỏe chỉ thêm bệnh tật. Rồi họ nói chuyện người này người kia hút thuốc lào, thuốc lá bị bệnh. Hút thuốc không chỉ hại cho mình mà cho vợ, con mình. Người lớn không hút thuốc nên chúng tôi bảo nhau cái gì có lợi thì học tập, làm theo, cái gì có hại cho cơ thể thì thôi.

Rót cho tôi bát nước lá cây, ông Bùi Văn Tĩnh, bác anh Nhình kể: Ngày trước xóm này cũng có người hút thuốc đấy. Họ đi làm ở ngoài về cũng tập theo người ta hút thuốc lá. Tết cũng mua về nhà mời anh em, bạn bè. Khi mời có người hút, người không. Nhưng khi hết Tết, xóm họp phản đối chuyện hút thuốc và tuyên truyền với gia đình cấm không cho người ấy mang thuốc về nhà hút ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh niên trong xóm. Từ đó họ không dám mang thuốc về xóm nữa. Từ thói quen không hút thuốc của người già và thanh niên trong xóm nên mỗi khi có người mang thuốc lá, thuốc lào đến xóm hút là mọi người cùng phản đối. Vì lợi ích chung của cộng đồng, các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của khói thuốc.

Tiếp chúng tôi tại nhà, ông Bùi Văn Mịa, trưởng xóm Bưng cho hay: Từ nếp của ông bà để lại về chuyện không hút thuốc nên các thế hệ sau cũng không hút thuốc. Tuy không thành quy ước của xóm nhưng nhiều thế hệ đã nghiêm chỉnh thực hiện và là cơ sở để xét gia đình văn hóa. Cùng với đó là sự tuyên truyền mạnh mẽ từ các cấp chính quyền về tác hại khói thuốc nên mọi người tránh xa. Nhiều con em đi làm xa về chỉ dám lén lút hút chứ không dám công khai. ông Bùi Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Ngòi Hoa cho biết: Việc xóm Bưng không khói thuốc đã thành nếp từ nhiều năm nay. Cũng từ xóm Bưng, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền trên loa đài, qua các cuộc họp, hội nghị về tác hại khói thuốc đến sức khỏe con người đến các xóm trong xã. Từ đó, ý thức của người dân đã được nâng lên trong việc không sử dụng thuốc lá.

 

                                                                 Việt Lâm



Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục