(HBĐT) - Cùng với nhân dân, chiến sĩ cả nước, những "chiến sĩ áo trắng” tỉnh ta đã đóng góp không nhỏ làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những người thầy thuốc đã đối mặt với muôn vàn khó khăn, cứu chữa thương, bệnh binh, tiếp sức cho chiến trường.


Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tận tình chăm sóc bệnh nhân.

Theo lịch sử ngành Y tế ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, trong bối cảnh vô cùng khó khăn của đất nước mới giành được độc lập, cùng ngành Y tế cả nước, ngành Y tế Hòa Bình với nhiệm vụ chủ yếu phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những khó khăn vất vả, nguy hiểm không làm sờn lòng những "chiến sĩ áo trắng”, những chiến sĩ đánh giặc ốm, giặc ngoại xâm luôn có mặt tại các chiến hào, bám trận địa để cứu chữa thương, bệnh binh, phục vụ đắc lực cho chiến dịch Hòa Bình, Điện Biên Phủ. Biết bao tấm gương y, bác sĩ, y tá của quân - dân y kiên cường, dũng cảm xuất hiện trên các chiến trường. Nhiều người đã để lại một phần xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có những người vĩnh viễn ra đi, hiến trọn đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Sau khi Hòa Bình lập lại, ngành Y tế đã tập trung xây dựng và phát triển y tế nhân dân. Các phong trào "Ba diệt, ba sạch”, "Sạch làng, tốt ruộng” làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, góp phần làm giảm các dịch bệnh như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt rét, các bệnh do ky sinh trùng… Năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không lực hết sức ác liệt ở miền Bắc, trong đó Hòa Bình có nhiều điểm bị đánh phá như: Cầu Đen, doanh trại quân đội nhân dân, Nhà máy cơ khí 3/2… gây nhiều thương vong cho nhân dân và chiến sĩ. Ngành Y tế Hòa Bình đã cứu thương, bệnh binh tất cả các tuyến, hạn chế mức thấp nhất thương vong.

Dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm Hòa Bình nhớ lại: Năm 1960, ngành Dược của tỉnh được tách từ ngành Công thương về ngành Y tế với nhiệm vụ sản xuất 11 sản phẩm thuốc cho Dược phẩm Trung ương. Ngoài ra, xí nghiệp còn làm thêm các sản phẩm như: cao bách bộ, cao dam cẩm, hổ cốt, rượu tắc kè, rắn… các loại thuốc viên, mỡ nước cung cấp cho chiến trường. Để có những sản phẩm thuốc, ngoài đi thu mua, cán bộ nhân viên đã trèo đèo, lội suối đi tìm cây thuốc. Năm 1972, một lần đi họp ở Bộ Y tế, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch nói hiện nay, trong chiến trường miền Nam cán bộ, chiến sĩ bị rắn, côn trùng cắn nên thương vong lớn. Chính phủ giao nhiệm vụ cho ngành Y tế Hòa Bình nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa rắn cắn. Trước nhiệm vụ đó, Xí nghiệp báo cáo Tỉnh ủy và họp bàn tìm bài thuốc. Sau gần 1 tháng sản xuất và thử nghiệm, thuốc sản xuất thành công. Thuốc nhỏ gọn, mỗi gói chỉ 5g. Khi bị rắn, côn trùng cắn người dùng chỉ cần trộn với nước, có thể dùng nước bọt nếu không có nước. Thuốc được sử dụng hiệu quả, Chính phủ và Bộ Y tế khen ngợi. Bộ Y tế giao cho ngành Y tế Hòa Bình và Sơn La trồng, nghiên cứu, sản xuất dược liệu ở trại Thung Khe và Mông Hóa, cung cấp hàng trăm tấn cho cả nước. Trong thời kỳ xây dựng đất nước, ngành Y tế còn cung cấp thuốc chữa bệnh cho cán bộ, công nhân xây dựng thủy điện sông Đà.

Ông Quách Đồng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh kể lại: Từ năm 1970, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 150 giường bệnh. Do điều kiện chiến tranh nên bệnh viện 3 lần phải sơ tán để tránh sự đánh phá của giặc Mỹ. Những lần sơ tán đều về xóm Thá, xã Bắc Phong (Cao Phong). Cơ sở vật chất thiếu thốn, vừa làm công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, vừa phục vụ chiến đấu. Nhiều thuốc sử dụng phải tự làm như nước truyền tự pha, hấp các thiết bị mổ bằng phương pháp thủ công… Những năm đó, Hòa Bình bị 2 lần giặc Mỹ ném bom, các y, bác sĩ vào tận nơi cứu chữa cho chiến sĩ và nhân dân. Vất vả là thế nhưng ai cũng gắn bó với nghề.

Theo hồi ký của bác sĩ Hà Hữu Tiến, nguyên Trưởng ty Y tế tỉnh năm 1955-1957: Những năm kháng chiến chống Mỹ, Bệnh viện tỉnh chỉ là những chiếc lán bên sườn đồi ở phường Chăm Mát, có 2 y tá học từ thời Pháp thuộc. Phòng mổ cấp cứu phải căng dù dưới lùm cây. Điều kiện phục vụ và cấp cứu bệnh nhân hết sức khó khăn, có khi xử lý gẫy xương đùi phải về Bệnh viện Việt Đức để xin bột. Sau những năm hòa bình lập lại, ngành Y tế đã đào tạo, xây dựng mạng lưới y tế xã và thôn, bản là chính, đồng thời xây dựng bệnh xá các huyện. Tuyến huyện mở lớp đào tạo ngắn hạn vệ sinh viên từ 7 - 15 ngày để vận động, tuyên truyền vệ sinh thôn xóm "sạch làng xóm, tốt ruộng đồng”, vận động người dân đưa chuồng gia súc ra xa nhà, làm hố tiêu, ủ phân xanh bón ruộng. Năm 1956, ngành Y tế được chọn là đơn vị có phong trào vệ sinh và xây dựng mạng lưới y tế cơ sở nhất Quân khu 3 và được tặng cờ xuất sắc. Những năm giặc Mỹ phá hoại ra miền Bắc, ngành đã lập thành 3 tuyến xã, huyện, tỉnh, thành lập đội lưu động có thuốc, xe cứu thương đến giúp đỡ nhân dân và cấp cứu thương, bệnh binh ở tất cả các tuyến để hạn chế thương vong cho chiến sĩ, đồng bào, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN.

Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục