Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2018 có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại. Hiện nay, tại nhiều nơi, nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè.

 

Tiêm vắcxin bệnh dại cho chó tại một gia đình ở Lai Châu. (Ảnh: Xuân Trường/TTXVN)

Trước tình hình trên, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các viện… yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường, đơn vị này nhận được một số thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại.

Nguyên nhân là do nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè, nên các đơn vị không có đủ vắcxin dự trữ; do giá dự thầu cao hơn giá mời thầu; một số đơn vị chưa chủ động thay thế nguồn vắcxin trong trường hợp nguồn cung hiện tại có nguy cơ thiếu đột ngột.

Về tình hình vắcxin phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam, ông Cường cho hay, hiện tại có 4 vắcxin phòng bệnh dại  được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu).


4 vắcxin phòng bệnh dại.


Vị đại diện Cục Quản lý Dược cho hay, theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu, khả năng cung ứng vắcxin phòng bệnh dại của năm 2018 là đủ để cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân.

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vắcxin cho tiêm chủng, Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện hoạt động tiêm chủng, tiêm vắcxin phòng dại có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, ký hợp đồng, đấu thầu, để cung ứng vắcxin đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo thống kê của ngành y tế, số người chết vì bệnh dại cả nước trong các năm 2016, 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 lần lượt là: 91 (tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014); 62 và 18 người.

Thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắcxin phòng dại.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắcxin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắcxin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại./.

 

                                      TheoVietNamplus

               

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục