(HBĐT) - Hiện nay, thực phẩm ở chợ rất đa dạng, phong phú. Thực phẩm chín, thực phẩm tươi sống đáp ứng nhu cầu của người nội trợ. Tuy nhiên, có thực trạng là thừa hàng, thiếu niềm tin khi ra chợ, nhiều người luôn đặt câu hỏi nên ăn gì cho an toàn?


Các loại rau xanh được bày bán ở chợ nhưng ít người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc xuất xứ. ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương, thành phố Hòa Bình.

Đi chợ mua thức ăn, chị Nguyễn Lan ở phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình chia sẻ: Là người nội trợ tôi thấy mấy năm gần đây thực phẩm rất đa dạng, có nhiều nguồn hàng từ các nơi đổ về thành phố. Từ những sản phẩm chăn nuôi, sản xuất công nghiệp đến sản phẩm đặc sản có khi chỉ ở rừng mới có. Tuy vậy, để lựa chọn thực phẩm cũng phải đau đầu. Tôi nghe, xem nhiều phương tiện thông tin đại chúng về những vụ ngộ độc thực phẩm, vụ việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn nên nhìn những mớ rau tươi non, thịt ngoài chợ đẹp mắt nhưng không biết chất lượng thế nào. Với rau thì sợ dùng thuốc, nhiễm kim loại, chất kích thích để rau xanh và non. Thịt thì sợ có chất cấm, kháng sinh, hải sản thì sợ ngâm thuốc cho tươi… Do vậy, lựa chọn của tôi là tìm đến những người quen biết cung cấp sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ. Thịt lợn phải có kiểm định, rau biết nơi trồng, cá biết nơi nuôi và đánh bắt…

Không chỉ chị Lan mà nhiều bà nội trợ cũng đau đầu lựa chọn thực phẩm. Họ có thể chọn được người kinh doanh quen biết nhưng không thể biết được người sản xuất như thế nào? Chị Bùi Thị Ngọc ở phường Thịnh Lang chia sẻ: Ra chợ mua thực phẩm chỉ khuất mắt trông coi. Nhiều chợ điểm chế biến, mua bán ngay tại cống, rãnh, khu để rác có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn. Có lần tôi mua rau của người quen nhưng khi về ăn thấy đau bụng âm ỉ cả ngày. Ra hỏi thì người bán hàng chỉ biết lấy một mối hàng ở huyện mang ra. Họ cũng không biết được người sản xuất như thế nào. Sau lần đó, tôi quyết tâm dành ít không gian ở nhà tự trồng rau ăn.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản cho biết: Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã thanh, kiểm tra và tiến hành xét nghiệm 31 mẫu thực phẩm tươi sống. Qua đó cho thấy, phần lớn người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống đã thay đổi nhận thức nên ít vi phạm. Những năm trước, sản phẩm như thịt lợn, cá phát hiện sử dụng chất cấm, tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi, rau còn chất diệt cỏ… Nhưng năm nay không phát hiện mẫu cá, thịt lợn nào sử dụng chất cấm, tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, trong 31 mẫu xét nghiệm thì phát hiện 2 mẫu rau ở chợ Bóp, huyện Cao Phong nhiễm kim loại nặng. Nguyên nhân là do đã bị nhiễm từ đất. Qua quá trình canh tác, kim loại nặng tồn dư trong đất nên người trồng không biết. Do vậy, người tiêu dùng cần chọn lựa rau ở vùng được tỉnh, huyện quy hoạch và biết rõ nguồn gốc, xuất xứ. Người canh tác cần tìm hiểu rõ đất của mình nằm trong vùng quy hoạch trồng rau hay không hoặc đi xét nghiệm đất trước khi trồng rau.

                                                                   

                                                                              Lâm Đức

Các tin khác


“Tiếp sức người bệnh” hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân

(HBĐT) - Được triển khai từ tháng 4/2018 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chiến dịch "Tiếp sức người bệnh” bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, làm giảm đáng kể tình trạng quá tải, mất trật tự, từng bước xây dựng hình ảnh bệnh viện thân thiện đối với bệnh nhân.

Cảnh báo nguy cơ nhiễm virus viêm gan B và HIV qua cắt tóc

Các nhà khoa học Nam Phi vừa cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B và thậm chí HIV qua các dụng cụ cắt tóc.

Bình Phước khẳng định ''hỗn hợp trộn pin'' chưa đưa ra tiêu thụ

Chiều 3/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp Sở Công Thương Bình Phước cung cấp thông tin báo chí tháng Năm đã khẳng định số "hỗn hợp nhuộm pin" từ Đắk Nông tuồn về tại Bình Phước đã được thu giữ toàn bộ và chưa đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường.

Yên Thủy triển khai Tháng hành động vì anh toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 3/5, UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch " Tháng hành động vì an toàn thực phẩm", để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm huyện Yên Thủy chọn tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 chủ đề " Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm”.

Vào mùa nắng nóng, cẩn trọng với bệnh dại

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vaccine.

Không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong dịp nghỉ lễ

(HBĐT) - Theo ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục