(HBĐT) - Trong những năm gần đây, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng, dẫn đến nguy cơ mất ổn định quy mô dân số. Thực trạng đó đang tạo tiền lệ xấu, gây mất cân bằng giới tính khi sinh, tác động không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của người dân trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn có giảm nhưng chưa n hiều. Tảo hôn tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa dẫn đến sự nghèo đói, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng dân số.
Cán bộ Hội LHPN xã Liên Vũ (Lạc Sơn) tìm hiểu thông tin qua tài liệu, sách, báo để vận động hội viên thực hiện tốt chính sách dân số và phòng, chống tảo hôn.
Từ thực trạng đó, ngày 30/9/2015, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Cửu đánh giá: Việc ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện. Qua đó giúp cán bộ và nhân dân nắm bắt, hiểu rõ hơn chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Luật Hôn nhân, gia đình và chính sách DS-KHHGĐ.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, năm 2015, toàn tỉnh có 865 trường hợp sinh con thứ 3, trong đó có 44 trường hợp là đảng viên và đã có 24 trường hợp bị xử lý kỷ luật. Năm 2016 có 796 trường hợp sinh con thứ 3, trong đó có 38 trường hợp là đảng viên, 16 trường hợp bị xử lý kỷ luật. Năm 2017 có 927 trường hợp sinh con thứ 3, 58 trường hợp là đảng viên 27 trường hợp bị xử lý kỷ luật. 6 tháng đầu năm 2018 có 473 trường hợp sinh con thứ 3, có 35 trường hợp là đảng viên và 12 trường hợp bị xử lý kỷ luật.
Bên cạnh đó, tình tạng tảo hôn diễn ra ở cả 11 huyện, thành phố. Năm 2015, toàn tỉnh có 516 trường hợp, trong đó cao nhất là huyện Kim Bôi 125 trường hợp, huyện Mai Châu 83 trường hợp, Tân Lạc 50 trường hợp, các huyện: Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Sơn cùng 45 trường hợp... Năm 2016, toàn tỉnh có 476 trường hợp tảo hôn, trong đó cao nhất là huyện Mai Châu 120 trường hợp, tiếp là huyện Kim Bôi 100 trường hợp, Lương Sơn 45 trường hợp, Tân Lạc 44 trường hợp, các huyện: Yên Thủy, Lạc Sơn cùng có 32 trường hợp… Năm 2017, toàn tỉnh có 399 trường hợp, trong đó cao nhất là huyện Kim Bôi 89 trường hợp, huyện Mai Châu 84 trường hợp, 2 huyện Lạc Sơn, Cao Phong cùng 45 trường hợp… 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh có 399 trường hợp, trong đó cao nhất là huyện Mai Châu 36 trường hợp, tiếp theo là huyện Kim Bôi 25 trường hợp, huyện Lương Sơn 12 trường hợp, Yên Thủy 10 trường hợp… Đáng chú ý là từ năm 2015 đến cuối tháng 6/2018, trên địa bàn tỉnh chưa có đối tượng nào bị xử lý vi phạm đối với người tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, nguyên nhân dẫn đến CB, ĐV và người dân cố tình sinh con thứ 3 là do vẫn còn tư tưởng "trọng nam, khinh nữ”, các chế tài xử lý về vi phạm chính sách dân số chưa đủ mạnh, chỉ mang tính chất nhắc nhở. Hầu hết các trường hợp vi phạm chỉ bị khiển trách nên nhiều CB, ĐV chịu bị kỷ luật để sinh con thứ 3. Bên cạnh đó, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác dân số. Một số nơi cấp ủy, chính quyền xuất hiện tư tưởng chủ quan về những kết quả đạt được trong công tác dân số, dẫn đến lơi lỏng trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác dân số ở địa phương; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chặt chẽ. Một số đối tượng cố tình vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, việc xử lý người vi phạm chính sách dân số chưa nghiêm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh để giáo dục, dăn đe. Ngoài các trường hợp là đảng viên, các văn bản của Trung ương và địa phương chưa có chế tài cụ thể, rõ ràng trong việc xử lý các trường hợp vi phạm. Còn nhiều văn bản có nội dung làm cho CB, CC, VC và người dân hiểu chưa đúng, có cơ hội lạm dụng để đối phó với cơ quan, tập thể về vi phạm của mình Đặc biệt, các ban, ngành liên quan chưa tích cực, chú trọng đến tuyên truyền và có giải pháp căn cơ để ngăn ngừa, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn. Theo đó, chưa có địa phương nào xử lý vi phạm liên quan đến tảo hôn. Nội dung và hình thức truyền thông chưa phong phú, hấp dẫn để thu hút người dân; hoạt động của các CLB, sinh hoạt nhóm, tư vấn nhóm nhiều nơi còn mang tính hình thức...
Đại diện Sở Y tế cho rằng, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn hạn hẹp, chủ yếu vẫn là kinh phí của Trung ương cấp. Những năm gần đây, kinh phí đầu tư từ Chương trình mục tiêu y tế - dân số bị cắt giảm mạnh. Một số nội dung trước đây do nguồn kinh phí Trung ương cấp như hỗ trợ thù lao cho cộng tác viên dân số, chi phí dịch vụ các biện pháp tránh thai miễn phí cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa… nay đã chuyển về nguồn kinh phí địa phương đảm nhận. Trong khi ngân sách địa phương còn khó khăn, hạn chế, 2 năm 2017, 2018 chưa được cấp đồng bộ đã ảnh hưởng nhiều đến công tác truyền thông, vận động và cung cấp các biện pháp tránh thai đến các đối tượng.
Thực trạng trên đòi hỏi các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách dân số, vận động mỗi gia đình dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt và giúp mọi nhà thông suốt tư tưởng, giải tỏa tâm lý định kiến giới. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số gắn với xếp loại công nhận danh hiệu thi đua. Đồng thời, có những hành động thiết thực để hạn chế thấp nhất tình trạng tảo hôn đang diễn ra hiện nay.
Đ.P
Ngày 24/4/2018, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị
Trung ương 6, khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Chương trình
hành động đề ra mục tiêu chung: Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ
sang dân số và phát triển nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về
quy mô dân số, cơ cấu dân số, phấn bố, chất lượng dân số và đặt trong mối
quan hệ tác động qua lại với phát triển KT-XH của tỉnh. Duy trì vững chắc mức
sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận
dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân
số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số góp phần phát triển KT-XH của tỉnh
nhanh và bền vững. |
(HBĐT) - Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 952 người nhiễm HIV, 999 người tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS có tại 11/11 huyện, thành phố, 172/210 xã, phường, thị trấn.
Hàng loạt học sinh đang bị rối loạn tâm thần bởi những áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chuyện tình cảm. Các chuyên gia y tế cảnh báo nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời, xu hướng học sinh trầm cảm có ý nghĩ tự tử sẽ ngày càng "khủng khiếp”.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 144/KH - UBND về việc Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2018.
(HBĐT) - Trạm y tế xã Tiền Phong là một trong những cơ sở y tế xã khó khăn, thuộc khu vực 135. Tính đến tháng 8/2018, xã đạt được 8/19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Dự kiến phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí về điện và y tế vào cuối năm 2018. Hiện nay, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn xã được duy trì thường xuyên và ngày một tốt hơn.
Phụ nữ mang thai dù hút thuốc lá thụ động hay trực tiếp đều bị ảnh hưởng giống nhau, bởi trong hơn 7 nghìn hóa chất có trong thuốc lá, có 2 loại hợp chất đặc biệt có hại đó là nicotine và carbon monoxide, 2 chất độc hại này có thể gây biến chứng cho thai nhi trong thai kỳ.
(HBĐT) - Theo kế hoạch UBND tỉnh và BHXH tỉnh giao, trong năm 2018, BHXH huyện Yên Thủy đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 93% dân số. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 10/2018, số người tham gia BHYT của huyện Yên Thủy có trên 56 nghìn người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,7% dân số, so với cùng kỳ năm 2017 giảm 1.644 người (2,8%). Như vậy, trong 2 tháng cuối năm, BHXH huyện Yên Thủy phải phấn đấu phát triển khoảng 3.000 người tham gia BHYT.