Phụ nữ mang thai dù hút thuốc lá thụ động hay trực tiếp đều bị ảnh hưởng giống nhau, bởi trong hơn 7 nghìn hóa chất có trong thuốc lá, có 2 loại hợp chất đặc biệt có hại đó là nicotine và carbon monoxide, 2 chất độc hại này có thể gây biến chứng cho thai nhi trong thai kỳ.


Bác sỹ Trung tâm y tế huyện Mai Châu khám cho trẻ sơ sinh. 

Nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ hút thuốc hoặc hít phải khỏi thuốc thì những chất độc này xâm nhập vào máu của mẹ và truyền sang con, bởi máu là nguồn cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng duy nhất của bào thai.

Một số người vẫn quan niệm hút thuốc lá là sở thích cá nhân, người xung quanh không có quyền can thiệp. Nhưng thật ra, khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì từ trong bào thai, nếu có cha hay mẹ hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có khói thuốc lá thì khói có thể gây cho thai nhi phát triển không bình thường về thể chất và trí tuệ.

Hút thuốc lá cũng có thể gây vỡ ối sớm hơn ở những người không hút thuốc. Nếu vỡ ối quá sớm gây chuyển dạ khi thai chưa đủ tuổi sẽ rất nguy hiểm. Vỡ ối sớm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào môi trường vô khuẩn của thai nhi gây nên tình trạng nhiễm trùng, đe dọa tính mạng của thai nhi.
Bác sỹ Lại Trung Đức, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Những trẻ sinh non tháng (dưới 37 tuần tuổi) có bố hoặc mẹ nghiện thuốc thường hay gặp nhiều biến chứng hơn so với các trẻ sinh non không có bố hoặc mẹ hút thuốc một số trường hợp nặng có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Theo Hội Sản khoa Mỹ thì thai phụ hút thuốc 1 bao/ngày đồng nghĩa với tỷ lệ đẻ non cao hơn 20% so với thai phụ không hút thuốc. Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ hút thuốc thường nhẹ cân hơn so với con của những bà mẹ không hút thuốc trung bình khoảng 170-200 gam do những đứa trẻ này phát triển chưa được đầy đủ. Trẻ có trọng lượng khi sinh thấp thường kèm theo những vấn đề về sức khỏe như: chậm phát triển, bại não, giảm khả năng nghe, nhìn… Trong những trường hợp  trẻ sơ sinh bị các bệnh tật do biến chứng từ khói thuốc lá gây ra trường hợp nặng có thể tử vong. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu thai phụ hút thuốc trên 1 bao/ngày khi mang thai thì nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao gấp 1,6 - 2,3 lần so với người không hút thuốc. Trẻ dễ bị các loại khuyết tật về tim, phổi, sứt môi và hở hàm ếch. Hội chứng trẻ nhỏ đột tử ở bà mẹ hút thuốc cũng cao hơn khoảng 3 lần so với các bà mẹ không hút thuốc. Phổi của trẻ có mẹ hút thuốc lá không thể phát triển và hoạt động bình thường như trẻ có mẹ không hút thuốc. Sau khi chào đời, trẻ có thể sẽ phải được chăm sóc đặc biệt, thở bằng bình oxy và dễ mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng về sau.

Nếu bà mẹ hút thuốc khi mang thai, trẻ đã chịu tác động của những chất độc hại của khói thuốc ngay từ khi trong bụng mẹ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng đến trí tuệ về sau này như: khó có khả năng tập trung tốt trong quá trình tiếp thu kiến thức, những biểu hiện rối loạn về nhận thức và hành vi có thể xảy ra, không ít trẻ trong số này đều có chỉ số thông minh thấp. Trẻ có nguy cơ bị rối loạn về hành vi như bệnh tăng động, giảm chú ý, khó khăn trong việc học.
Vì sự phát triển của trẻ thơ, hãy từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay.


        
                                                                          Thùy Dung 
                                                 (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)



Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục