(HBĐT) - Ông Bùi Văn Ngai (xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn) ngậm ngùi tâm sự: "Không thể nhớ bắt đầu hút thuốc lá từ bao giờ, chỉ nhớ là từ rất lâu, bao nhiêu lần tôi quyết tâm sẽ bỏ thuốc, nhưng đến khi phát hiện bị ung thư phổi mới thực hiện được. Giờ bỏ thuốc đã quá muộn. Lúc bỏ thuốc cũng khó lắm. Người cứ bần thần một thời gian khá lâu. Giờ bỏ được thuốc lại tốn tiền để chữa bệnh”.


Những trường hợp như ông Ngai tại Khoa Ngoại thần kinh ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh không phải là hiếm. Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Theo nhiều nghiên cứu về bệnh ung thư trên thế giới, thuốc lá có tới 90% trường hợp ung thư phổi, 75% trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ có liên quan đến thuốc lá. Thuốc lá cũng là nguyên nhân của khoảng 30% trường hợp tử vong do ung thư.


Bác sỹ Khoa Ngoại thần kinh ung bướu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Bùi Văn Ngai (xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn).

Đã nghĩ đến và thử cai hút thuốc nhiều lần, nhưng nhiều người vẫn không thành công. Biết là có hại cho sức khỏe, nhưng không bỏ được, thử cai thuốc được 1 ngày, đến ngày thứ 2 lại hút trở lại. Tỷ lệ bỏ hút thuốc thành công rất thấp. Nghiện hút thuốc cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bỏ hút thuốc.

Để bỏ được thuốc lá, bản thân phải thật sự có quyết tâm và có sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh.

Gợi ý cách cai thuốc

Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc: Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.

Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc: thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền; hút thuốc bất tiện; ảnh hưởng người khác; gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...

Dừng mua thuốc lá! Đồng thời bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc; giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.

Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn: Tăm xỉa răng sau bữa ăn, hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; hai quả cầu lăn trên tay, bút chì...

Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ: bác sĩ; bạn bè, nếu là người đã cai thuốc là tốt nhất; người yêu, vợ, con, đồng nghiệp…

Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Cách vượt qua cơn thèm thuốc: Uống nhiều nước, hít thở sâu, không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác, đánh răng, đi bộ, ăn hạt dưa; trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ, bài hát mình thích…

Cai thuốc sẽ trở nên dễ dàng với người có quyết tâm.


Thu Hương

(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục