(HBĐT) - Đó là nội dung tại công văn số 118/SNN-CNTY của Sở NN & PTNT ngày 22/1/2019 yêu cầu UBND các huyện, thành phố tập trung và khẩn trương chỉ đạo, triển khai nhằm chủ động phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, góp phần bảo vệ, phát triển chăn nuôi của tỉnh dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.


Theo đó, trong thời điểm từ đầu tháng 12/2018, dịch lở mồm long móng trên lợn đã xảy ra tại một số địa phương trong tỉnh. Đến nay, dịch hiện đã được khống chế. Tuy nhiên, trước diễn biến của thời tiết, nhiệt độ xuống thấp đột ngột, ẩm độ không khí cao làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, phát tán gây bệnh cho động vật. Đặc biệt, các hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật phát sinh dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi là rất cao.


Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra sản xuất giống gia cầm tại cơ sở xã Tân Thành (Lương Sơn).

4 việc cụ thể cần triển khai bao gồm: Tăng cường công tác thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đạ chúng về tính chất nguy hiểm, tác hại của dịch bệnh gia súc, gia cầm và chủ động phối hợp phòng - chống. Hướng dẫn người chăn nuoi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh...; Phòng NN & PTNT, phòng Kinh tế thành phố, Trạm Chăn nuôi và Thú y, đơn vị liên quan, chính quyền cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm (chú trọng các bệnh động vật có khả năng lây truyền sang người) tại các cơ sở chăn nuôi, ổ dịch cũ, các chợ đầu mối buôn bán động vật, sản phẩm động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh. Nếu dịch bệnh động vật xảy ra cần thực hiện khoanh vùng, khống chế xử lý triệt để, áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt, nhanh chóng dập tắt ổ dịch bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng và báo cáo kịp thời theo quy định.

Chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật thú y, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm như giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc và các hành vi làm tăng nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh động vật; Căn cứu Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật của địa phương. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, nhân lực, kinh phí để ứng phó khi có ổ dịch động vật phát sinh trên địa bàn.


Bùi Minh


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục