(HBĐT) - Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu quý hiếm nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Được người Trung Quốc phát hiện ra từ 1.400 năm trước và được phong là vị vua của các loại nấm dược liệu. Theo sách y học phương Đông, đông trùng hạ thảo như là thần dược với công dụng cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng "bổ phế ích can, bổ tinh điền tủy, chỉ suyễn hóa đàm”; là thần dược "tư bổ dược thiện” có thể chữa được "bách hư, bách tổn”.


Khách hàng thăm quan cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo tại Thiên Tâm Hòa Bình. 

Khoa học đã chứng minh, trong đông trùng hạ thảo có 5 loại dược chất chính là Cordycepin, Adenosine, Selen, Dmanitol, Polysaccharide là những dược chất có giá trị cao trong y học, có khả năng ức chế sự phân hạch của tế bào ung thư, trì hoãn sự lây lan của các tế bào ung thư; giúp tăng lượng oxy trong máu, điều hòa nhịp tim, khắc phục các hiện tượng rối loạn nhịp; chống oxy hóa… Vì vậy, đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, chống viêm nhiễm, kháng lại các loại virus như viêm gan B, lao, AIDS. Hỗ trợ điều trị ung thư nhờ Cordycepin, hỗ trợ cho bệnh nhân điều trị xạ trị; bảo vệ thận, chống lại sự suy thoái thận, phục hồi tế bào thận; bảo vệ tim mạch, giữ ổn định nhịp tim, hạ huyết áp, chống lại sự thiếu máu cơ tim, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể; hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu, kiểm soát lượng tiểu đường; tăng cường sinh lý, hỗ trợ điều trị vô sinh, sảy thai; phục hồi sức khỏe, tăng cường dẻo dai cơ bắp, kích thích tinh thần hưng phấn, sung mãn; hạn chế các bệnh mạn tính ở người cao tuổi; hạn chế tác hại của tia tử ngoại, chất phóng xạ, trị nhức mỏi, đau lưng, viêm khớp… 

Hiện nay, qua thời gian dài nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của những giáo sư hàng đầu Việt Nam về công nghệ sinh học là PGS, TS Bùi Văn Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, trường Đại học Lâm Nghiệp và tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Hằng, Viện Công nghệ sinh học, trường Đại học Lâm Nghiệp, Công ty Cổ phần dược liệu Thiên Tâm đã nghiên cứu thành công sản phẩm đông trùng hạ thảo. Sản phẩm đông trùng hạ thảo Thiên Tâm do Công ty Cổ phần dược liệu Thiên Tâm nuôi trồng được biết đến là sản phẩm đông trùng hạ thảo hàng đầu Việt Nam với quy trình sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao, quy trình sản xuất được đầu tư bài bản, giám sát chặt chẽ từng công đoạn theo hệ thống quản lý chất lượng ISO. Qua phân tích bằng thiết bị phân tích chất lượng cao tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam. Các sản phẩm chủ đạo của đông trùng hạ thảo Thiên Tâm được giới thiệu đến người tiêu dùng gồm 2 dòng sản phẩm chính là: đông trùng hạ thảo trên giá thể nhộng tằm và đông trùng hạ thảo trên giá thể cơ chất tổng hợp dưới các dạng tươi và khô. 

Hiện nay, sản phẩm đông trùng hạ thảo của Thiên Tâm đã có mặt tại Hòa Bình tại địa chỉ số 1006, đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình do kỹ sư công nghệ sinh học Hoàng Thị Bích Diệp - một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu đầu tiên do PGS Bùi Văn Thắng dẫn dắt sản xuất. Thiên Tâm Hòa Bình cung cấp 2 dòng sản phẩm chính là đông trùng hạ thảo tươi và khô. Hiện nay, sản phẩm đông trùng hạ thảo của Thiên Tâm Hòa Bình có thể dùng pha trà, ngâm rượu, ngâm mật ong, sử dụng có tác dụng tốt giúp tăng sức khỏe, tăng cường sinh lý đối với nam giới, chữa trị nhiều loại bệnh và phù hợp với người cao tuổi. Đông trùng hạ thảo cũng có thể dùng nấu các món hầm, nấu cháo để bồi bổ cơ thể, chống suy thận, cải thiện tì vị, chữa các chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, biếng ăn… Thiên Tâm Hòa Bình cam kết chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu. Với Thiên Tâm, chất lượng sản phẩm không chỉ là việc sản xuất ra các sản phẩm an toàn mà còn phải dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, Thiên Tâm luôn chọn lựa và sử dụng nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt nhất, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được chọn lọc kỹ càng từ đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Hơn nữa, Thiên Tâm Hòa Bình đặc biệt chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới mang tính sáng tạo và liên tục cải tiến, đáp ứng ngay cả những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng không chỉ bằng giá trị sức khỏe mà còn đạt được hương vị thơm ngon phù hợp cho mọi đối tượng.


 P.V


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục