Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm cho biết: "Là xã vùng sâu, xa, tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm hơn 98%, nhận thức của người dân còn hạn chế. Mặc dù vấn đề về dân số luôn được đưa ra trong các buổi họp thôn, xóm, cán bộ, đảng viên đã phân tích cho bà con hiểu về những hệ lụy đối với xã hội, hậu quả dẫn đến đến đói nghèo, chất lượng dân số suy giảm, hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai, sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn diễn ra".
Cán bộ dân số xã Nuông Dăm (Kim Bôi) tuyên tuyền chính sách dân số đến đến các hộ dân.
Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý "trọng nam, khinh nữ", "nhiều con là nhiều của", "sinh con trai nối dõi tông đường" đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Các hộ khá giả, đã "có nếp, có tẻ" vẫn có tâm lý muốn sinh thêm con cho vui cửa, vui nhà. Ngoài ra, nhiều hộ còn chọn tuổi để sinh con bởi quan niệm sinh con vào năm đẹp sẽ mang đến tài lộc, do đó, họ bất chấp chính sách DS-KHHGĐ. Một số gia đình được tuyên truyền các biện pháp tránh thai, nhưng không áp dụng, dẫn đến việc cán bộ xã đến tuyên truyền thì "chuyện đã rồi". Nhiều gia đình muốn sinh nhiều con để có thêm lao động, tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Nhưng nguồn thu ở đâu chưa thấy, việc sinh con thứ 3 trở lên, nhất là đối với các gia đình kinh tế khó khăn khiến các em nhỏ bị thiệt thòi về thể chất, ít được thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, mang thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, mức xử phạt đối với sinh con thứ 3 còn nhẹ, hầu như không đủ sức răn đe. Từ năm 2016 đến nay, xã có 29 trường hợp sinh con thứ 3, cả 5/5 xóm đều xảy ra vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, có xóm gần 10 trường hợp vi phạm. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã mới đạt 16 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 30,4%. Hầu hết các hộ sinh con thứ 3 đều thuộc diện khó khăn. Ngoài ra, chỉ cần 1 trường hợp sinh con thứ 3 thì xóm sẽ không được công nhận khu dân cư văn hóa, ảnh hưởng đến thành tích thi đua của tập thể.
Trước thực trạng đó, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", nhằm giúp người dân thay đổi nhận thức, tư tưởng, thực hiện khẩu hiệu "Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt". Xã chủ động rà soát các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, sinh đủ 2 con để tới tận nhà tuyên tuyền, hướng dẫn áp dụng các biện pháp tránh thai. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã có 27 trường hợp đặt vòng tránh thai, cấp thuốc và dụng cụ tránh thai cho 287 chị em. Ngoài ra, xã tuyên truyền qua loa phóng thanh, dán áp phích, tờ rơi, xây dựng các tiểu phẩm về chính sách DS-KHHGĐ.
Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: "Để giải quyết tình trạng sinh con thứ 3, thời gian tới cần sự quan tâm của các cấp chính quyền nhằm tuyền truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của nhân dân để mỗi cặp vợ chồng nhận thức được những hệ lụy đối với việc vi phạm chính sách dân số. Từ đó thay đổi quan niệm, hành vi, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, phát triển kinh tế".
Hoàng Anh
Các tỉnh khu vực Tây Bắc gồm: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều loại cây dược liệu giá trị cao như: Đương quy, tam thất, đẳng sâm, ba kích, hoàng liên, sâm vũ diệp… Tuy nhiên thời gian qua, việc khai thác, phát triển chưa tương xứng tiềm năng. Do vậy, để phát huy thế mạnh, cần có cơ chế, chính sách khai thác, phát triển phù hợp, nhất là việc thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào chế biến sâu dược liệu.