(HBĐT) -  Tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, chúng tôi ngồi giữa những bệnh nhân với cánh tay cắm đầy ống truyền đỏ thẫm. Họ là những bệnh nhân bị suy thận nặng, phải lọc máu, điều trị suốt quãng đời còn lại. Các bệnh nhân ở đây chia sẻ, nếu không được quỹ BHYT chi trả một phần lớn chi phí thì nhiều người trong số họ đã phải bỏ cuộc, chấp nhận số phận từ lâu.


Bệnh nhân được khám và điều trị bằng các trang thiết bị y tế hiện đại tại Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc.
Ảnh: P.V

"Thấm thoắt cũng gần 7 năm rồi. Ngày đầu biết mình bị bệnh, tôi buồn và tuyệt vọng lắm. Tài sản trong nhà bán dần theo những đợt điều trị và lo thuốc thang… Chính BHYT đã mang lại niềm hy vọng, chỗ dựa cho tôi” - đó là lời tâm sự của anh Bùi Văn Hưng (55 tuổi) đang điều trị tại Đơn nguyên thận nhân tạo - Khoa Hồi sức tích cực của BVĐK tỉnh mở đầu câu chuyện với chúng tôi.

Anh Hưng trú tại xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm, thu nhập không cao chỉ đủ chi tiêu hàng ngày, nhưng anh có cuộc sống ấm êm với vợ và hai con, một trai, một gái. Những tưởng hạnh phúc đó bền lâu thì cuối năm 2012, anh thấy trong người mệt mỏi, kém ăn, đi tiểu nhiều và sút cân… Đi khám ở BVĐK tỉnh, anh chết lặng khi bác sỹ chẩn đoán mắc bệnh suy thận độ 3. Không muốn tin đó là sự thật, anh khăn gói xuống Hà Nội, đến Bệnh viện Bạch Mai nhưng kết quả không có gì thay đổi. Thời gian đó, gia đình anh rơi vào cảnh kiệt quệ, phải vay mượn tiền của họ hàng, anh em để chữa bệnh vì lúc đó anh không tham gia BHYT. Được sự tư vấn của các bác sỹ và người thân, anh Hưng quyết định tham gia BHYT và đăng ký điều trị tại BVĐK tỉnh từ cuối năm 2013 đến nay. Hàng tuần, đều đặn 3 buổi, ngày nắng cũng như mưa, anh Hưng đều phải chạy thận lọc máu.

Theo số liệu báo cáo 10 tháng năm 2019 của BHXH tỉnh, số tiền chi trả khám, chữa bệnh (KCB) BHYT lũy kế đến kỳ báo cáo là 746.205 triệu đồng, tăng 17.690 triệu đồng (2,4%) so với cùng kỳ năm 2018. Số chi phí KCB theo dự toán của Thủ tướng Chính phủ giao là 523.579 triệu đồng/671.547 triệu đồng dự toán cả năm 2019. Số lượt người khám, chữa bệnh BHYT là 979.586 lượt người, tăng 49.770 lượt người (5,4%) so với cùng kỳ năm 2018.

Bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh) cho biết: Nhờ có thẻ BHYT mà nhiều người nghèo đã tìm lại sự sống cho chính bản thân và gia đình, giảm bớt gánh nặng về tài chính để họ yên tâm chữa trị, mang lại niềm vui và hi vọng sống. Nhiều người chủ quan nói rằng, tôi không tham gia BHYT vì cả đời có bao giờ mắc bệnh hay phải vào bệnh viện đâu. Nhưng thực tế đã có rất nhiều người lúc khỏe mạnh không tham gia BHYT, đến khi có bệnh phải điều trị lâu dài trong bệnh viện mới thấm thía giá trị của tấm thẻ BHYT như thế nào.

Để BHYT thực sự đi vào cuộc sống của người dân, BHXH tỉnh cần tích tực phối hợp cùng các cấp, ngành trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về chính sách, pháp luật BHYT. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ ứng dụng phần mềm giám định điện tử liên thông trong quản lý KCB và thanh toán BHYT. Đồng thời, nâng cao chất lượng KCB, lựa chọn các phương thức thanh toán phù hợp, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết cho bệnh nhân.


                                     Kim Tuất (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục