(HBĐT) - Ông Bùi Văn Ngoạn, thôn Đồng Dụ 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) có con trai là Nguyễn Quang Thiều, 26 tuổi, bị bệnh máu trắng. Vợ chồng anh Thiều đi làm cho một công ty sản xuất đồ chơi ở Phủ Lý (Hà Nam), hai con ở nhà với ông bà. Cách đây vài tháng, khi đang đi làm, anh Thiều sốt liên tục, người mệt mỏi…. Anh đi khám thì phát hiện bệnh.


Nhờ có bảo hiểm y tế, gia đình ông Bùi Văn Ngoạn, thôn Đồng Dụ 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) được chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho con trai.

Từ đó đến nay, anh Thiều đi điều trị liên tục, từ tuyến tỉnh đến tuyến T.Ư. Hiện, anh điều trị tại Bệnh viện Huyết học T.Ư. Sau mỗi đợt điều trị, anh được nghỉ vài ngày ở nhà rồi lại đi làm. Do là người là dân tộc vùng khó khăn, nên anh được cấp BHYT với mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh. Tuy không phải chi trả tiền điều trị nhưng do bệnh nặng nên vẫn phải mua thêm thuốc ngoài và các chi phí khác. Mỗi lần đi điều trị, ngoài chi phí BHYT chi trả cũng tốn kém vài triệu đến vài chục triệu đồng. Ông Ngoạn cho hay: Không có điều kiện kinh tế, gia đình tôi phải đi vay mượn để chữa trị cho cháu. Nếu không có BHYT chi trả thì gia đình không đủ khả năng cho cháu đi chữa trị.

 Cùng hoàn cảnh bị bệnh, bà Phạm Thị Giang, 78 tuổi, ở thị trấn Chi Nê thuộc diện hộ nghèo nên đươc cấp BHYT. Tuổi già không có lương, kinh tế phụ thuộc vào con, cháu. Cách đây vài tháng, bà Giang bị đột quỵ phải chuyển tuyến tỉnh và Bệnh viện 103 điều trị. Bà cho biết: Nếu không có BHYT thì gia đình tôi không thể chi trả được những chi phí điều trị. Ngoài khám và điều trị, mỗi lần lấy thêm thuốc ngoài bảo hiểm trên 2 triệu đồng. Nhờ vậy, con, cháu đỡ phần lo lắng về chi phí chữa bệnh cho tôi.

Việc tham gia BHYT đảm bảo cho mỗi gia đình không lâm vào cảnh nghèo túng khi có người bị bệnh tật, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo; là một chính sách tài chính y tế quan trọng của Đảng, Nhà nước để thực hiện sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng một xã hội khỏe mạnh, trí tuệ. Đồng chí Đào Xuân Ngọc, Phó Giám đốc BHXH huyện Lạc Thuỷ cho biết: BHYT là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật. Do đó, đóng tiền mua BHYT là cách đóng góp khi lành, để dành khi ốm. BHYT chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc và chăm sóc cho người có thẻ khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện khám, chữa bệnh bằng BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau. Tuy nhiên, cũng có nhiều người còn chủ quan khi bị ốm nặng hoặc bị tai nạn mới mua BHYT nên đã mất cơ hội điều trị do tham gia BHYT lần đầu, hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT. Tham gia BHYT vừa là quyền lợi cũng vừa là trách nhiệm, vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Việt Lâm


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục