Dịch bệnh viêm phổi do virus corona bùng phát ở Trung Quốc nghiêm trọng như thế nào? Các triệu chứng và cách thức lây lan? Dưới đây là một số thông tin cần biết về chủng virus corona mới đang lây lan ở nhiều nước hiện nay.


Chăm sóc bệnh nhân bệnh viêm phổi do nhiễm virus corona tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 24/1. Ảnh: THX/TTXVN

Số người tử vong và lây nhiễm:

Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến hết ngày 25/1, gần 2.000 người ở Trung Quốc đã nhiễm virus corona, trong đó 56 trường hợp đã tử vong. Nhiều quốc gia ở châu Á, cũng như một số nước ở các châu lục khác như Australia, Pháp và Mỹ, cũng ghi nhận các trường hợp lây nhiễm.

Ông Yazdan Yazdanpanah, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Diderot ở Paris (Pháp), cho biết tình trạng của các bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới "ít nguy hiểm hơn" so với các bệnh nhân nhiễm chủng corona gây Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS).

Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ tử vong do chủng corona mới là chưa đến 5%. Trong khi đó, các đợt bùng phát virus SARS năm 2002-2003 và virus gây Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2012 có tỷ lệ tử vong lần lượt là 9,5% và 34,5%. Đến nay, chưa có trường hợp tử vong do lây nhiễm virus corona ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Các triệu chứng:

Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, qua phân tích dữ liệu của 41 trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona, một số triệu chứng của virus corona chủng mới giống với chủng corona gây bệnh SARS. Theo đó, tất cả các nạn nhân đều bị viêm phổi, hầu hết bị sốt, 75% bị ho và hơn 50% cảm thấy khó thở. 

Tuy nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu Bin Lao cho biết có một số khác biệt quan trọng, chẳng hạn chủng corona mới còn gây ra các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi hoặc đau họng. Virus corona chủng mới không gây ra các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, vốn là triệu chứng của 20-25% số bệnh nhân nhiễm SARS. 

Độ tuổi trung bình của 41 bệnh nhân nêu trên là 49, phần lớn trong số họ đã từng đến khu chợ ở thành phố Vũ Hán (Wuhan), nơi bị cho là nguồn khởi phát virus corona. Gần 30% trong số họ gặp vấn đề về hô hấp và 6 người đã tử vong.    

Lây nhiễm:

Hiện vẫn chưa rõ virus corona lây nhiễm như thế nào. Theo chuyên gia William Keevil thuộc Đại học Southampton (Anh), các nhà khoa học vẫn chưa có đủ dữ liệu để làm rõ chính xác quá trình sinh sản của virus corona cũng như mức độ lây nhiễm. Tuy nhiên, ông cho rằng mức độ lây nhiễm là "khá cao". Thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới là tối đa 2 tuần.    

Nguồn gốc:

Các nhà nghiên cứu cho rằng chủng corona mới có thể xuất phát từ dơi, tương tự virus chủng corona gây ra dịch SARS. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ loài động vật nào truyền virus corona cho con người. Mới đây, một nhóm chuyên gia Trung Quốc cho rằng tác nhân truyền virus corona có thể là một con rắn, song giả thiết này đã bị các chuyên gia khác bác bỏ và cho rằng nguồn gốc virus là một loài động vật có vú.

Việc xác định loài động vật nào truyền virus corona sang con người có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Với dịch SARS xảy ra cách đây 17 năm, tác nhân làm lây lan virus được xác định là con cầy hương, vốn là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc.    

Chuyên gia Arnaud Fontanet tại Viện Pasteur (Paris, Pháp) cho rằng việc cấm tiêu thụ thịt cầy hương và đóng cửa các cơ sở nuôi cầy hương đã giúp ngăn chặn dịch SARS bùng phát trở lại. Mặt khác, một lý do khiến việc ngăn chặn dịch MERS lan rộng đó là virus này xuất phát từ lạc đà một bướu, vốn được sử dụng phổ biến để thồ hàng. 

Phòng ngừa:

Giới chức y tế và nhà khoa học đều cho rằng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh viêm phổi do virus corona như: thường xuyên rửa tay, che miệng mỗi khi ho, không sờ tay lên mặt. Ngoài ra, bất kỳ ai nhiễm virus đều cần phải cách ly.


                                         Theo TTXVN

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục