Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, tại nơi lưu trú để phòng, chống bệnh Covid-19.
Theo đó, người được cách ly là người không có các triệu trứng như: ho, sốt, khó thở nhưng sống cùng trong một nhà, nơi lưu trú, cùng làm việc, cùng đi du lịch, công tác vui chơi với người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh, có tiếp xúc gần trong vòng 2m, ngồi cùng hàng hoặc trước sau 2 hàng ghế, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc. Cụ thể việc cách ly được thực hiện như sau:

Người được cách ly chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Tốt nhất nên cách ly ở một phòng riêng.
Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.
- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
- Người được cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều)/ngày, đồng thời ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày.
- Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly và không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
-Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. Người được cách ly không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.
Thành viên hộ gia đình, người làm việc, quản lý lưu trú của người được cách ly chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiếu 2 mét khi cần tiếp xúc.
- Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường hàng ngày(Lau dọn hàng ngày).
- Thông bảo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người dược cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. Ngoài ra, không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
Việc cách ly được thực hiện tối đa 14 ngày, được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.
Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chuẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người cách ly có liên quan sẽ được kết thúc cách ly.

Các tin khác


Dịch viêm đường hô hấp cấp: Ghi nhận sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ áo trắng

Ngày 11/2/2020, nhằm động viên kịp thời các bác sĩ trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV), Bộ Y tế đã trao bằng khen cho 4 tập thể và 3 cá nhân thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương, đã có thành tích trong việc đón 30 công dân Việt Nam từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, về nước.

Cấp bách các giải pháp phòng, chống dịch nCoV

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tính đến 12h ngày 11/2/2020, trên thế giới đã có 43.102 người nhiễm vi rút Corona, 1.018 người tử vong, 4.044 người bình phục. Tại Việt Nam, hiện có 64 người nghi nhiễm, 15 ca nhiễm, 6 người bình phục, 789 người đã xét nghiệm có kết quả âm tính với vi rút Corona. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tính đến 17h, ngày 11/2 có 8 trường hợp nghi nhiễm đã được xuất viện; trong đó 6 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 2 trường hợp qua yếu tố dịch tễ và lâm sàng hiện tại đều không nghĩ đến nhiễm nCoV nên đã cho xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Không chủ quan với dịch bệnh trên đàn vật nuôi

(HBĐT) - Những ngày qua, diễn biến thời tiết rét hại kéo dài, ẩm độ trong môi trường cao là yếu tố thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm. Người chăn nuôi cần hết sức đề phòng đối với một số dịch bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế hộ như bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng đối với trâu, bò, bệnh cúm, niu-cát-xơn đối với gia cầm. Đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) hiện chưa được khống chế triệt để.

Ra mắt Trung tâm điều hành y tế thông minh đầu tiên ở Việt Nam

Trung tâm điều hành Y tế thông minh có hệ thống phục vụ điều hành giám sát phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra.

Phòng, chống dịch bệnh do virus Corona - chủ động, quyết liệt, không hoang mang

(HBĐT) - "Người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng, lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường…”. Những thông tin về cách phòng, chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (nCoV) được phát thường xuyên 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối từ hệ thống loa của trạm y tế phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình). Ngoài ra, hệ thống loa của các tổ dân phố cũng phát đi các văn bản và biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Xe thông tin tuyên truyền lưu động của thành phố đến tận các xóm, tổ dân phố để truyền đi các thông điệp. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền mà TP Hòa Bình áp dụng để phòng, chống dịch bệnh nCoV.

Việt Nam ghi nhận ca mắc nCoV thứ 15 là trẻ mới ba tháng tuổi

Sáng 11/2, Bộ Y tế thông tin thêm về 01 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của vi rút nCoV, nâng tổng số người mắc nCoV tại nước ta lên 15 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục