Bản tin lúc 6h00 ngày 12/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 26 ngày Việt Nam không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Hiện trong số 39 ca bệnh còn lại ở nước ta, đã có 19 ca âm tính trên 1 lần với virus gây COVID-19, chỉ còn 20 ca bệnh dương tính

Tổng số ca mắc:
Tính từ 6h00 ngày 16/4 đến 6h00 ngày 12/5: Như vậy, đến hôm nay Việt Nam đã bảo toàn thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID- 19 là bước sang ngày thứ 26 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng mỗi ngày xuất hiện hàng chục ngàn ca nhiễm mới, hàng nghìn người chết. Vì thế, Việt Nam tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn. Tính đến 6h00 ngày 12/5: Việt Nam có tổng cộng 148 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn có tổng số 288 ca bệnh COVID-19.

Số người cách ly: 
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.929, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 329
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.432
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 5.168
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 249 bệnh nhân COVID-19 tại nước ta được công bố khỏi bệnh/xuất viện chiếm 86%  tổng số ca đang điều trị. Hiện còn 39 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Tính đến sáng ngày 12/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 6 cơ sở y tế, hiện đã có 8 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 11 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn lại 20 bệnh nhân COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

Về tình hình sức khoẻ bệnh nhân nặng, tiểu ban Điều trị cho biết, BN19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đã chuyển từ Bệnh nhân nguy kịch sang nặng và sức khoẻ phục hồi tốt, giao tiếp tốt. Riêng BN91 là nam phi công người Anh đang điều  Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Hồ Chí Minh vẫn đang trong tình trạng rất nguy kịch.

Đến nay BN19 là bệnh nhân có thời gian điều trị lâu nhất, bệnh nhân này đã trải qua hơn 2 tháng điều trị (bệnh nhân phát hiện mắc bệnh từ 7/3/2020). Trong quá trình điều trị, BN19 đã có nhiều lúc rơi vào nguy kịch tưởng như không thể qua khỏi, phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu và từng trải qua 3 lần ngưng tim ngay sau khi không phải can thiệp ECMO nữa.

Tuy nhiên nhờ những nỗ lực của các y bác sĩ, và sự hỗ trợ, chia sẻ về chuyên môn của các chuyên gia trong tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân nặng thường xuyên nên BN19 đã hồi phục kỳ diệu, sức khỏe tiến triển tốt dần lên. Đến chiều 11/5, BN19 đã có thể vẫy tay chào các y bác sĩ.

Đối với BN91- nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia đã tiến hành hội chẩn 3 miền Bắc- Trung-Nam liên viện để đánh giá khả năng ghép phổi và đề xuất xem xét khả năng chuyển BN91 sang Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nội khoa tích cực và đánh giá khả năng ghép phổi;

Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. BN91 xác định dương tính ngày 18/3, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi)

Trước đó, bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi, xong hiện giờ tình trạng này đã xuất hiện ở cả hai bên phổi. Sau 55 ngày điều trị, 36 ngày được can thiệp ECMO, thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 17. Hiện bệnh nhân đang nằm yên/an thần và tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.


Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục