Tuy có thể nới lỏng một số biện pháp giãn cách, nhưng người dân vẫn cần duy trì các biện pháp phòng dịch COVID-19.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là20.942 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 169; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.469; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.304 trường hợp.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là16 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là6 ca.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, căn cứ tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện cơ bản được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã giảm (21 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng); nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải và vẫn đảm bảo hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 cho người điều khiển, tiếp viên, nhân viên phục vụ và hành khách khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách; ngày 6/5 Bộ Giao thông vận tải đã ban hành công văn Công văn 4306/BGTVT-CYTdỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên xe buýt, taxi, xe chở khách, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy… từ 0h ngày 7/5/2020.
Tuy nhiên, người dân vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo phòng chống COVID-19 như:
- Đeo khẩu trang đúng cách tại các khu vực công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe...) và trên phương tiện vận tải hành khách trong suốt hành trình;
- Thực hiện khai báo y tế;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 60% nồng độ cồn);
- Kiểm tra thân nhiệt;
- Hạn chế giao tiếp, ăn uống trên phương tiện vận tải hành khách;
- Khử khuẩn các bề mặt trên phương tiện vận tải hành khách trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi.