(HBĐT) - Theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên gồm: cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; nơi làm việc; địa điểm công cộng; phương tiện giao thông công cộng (ô tô, tàu bay, tàu điện)...



Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mai Châu tư vấn, khám sức khỏe cho người cao tuổi mắc bệnh do liên quan thuốc lá.

Qua khảo sát, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng hút thuốc lá tại một số nơi như bến xe, trên xe buýt, một số cơ quan hành chính… Tại các nhà hàng, khu thương mại dịch vụ, thậm chí cả trong các cơ sở y tế, khu vui chơi giải trí của trẻ em... vẫn có thể bắt gặp  người hút thuốc. Tuy nhiên, quản lý các cơ sở cũng chỉ có thể nhắc nhở, "nặng” thì mời những người hút thuốc không đúng chỗ ra chỗ khác, việc xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng khó thực hiện, bởi việc hút thuốc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, người hút không cố định thời gian.

Ở một số cơ quan hành chính, tại hành lang và khuôn viên nhiều người vẫn vô tư hút thuốc. Thậm chí ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các cơ sở y tế vẫn có người hút thuốc. Khi nhân viên bảo vệ nhắc nhở, có người dụi điếu thuốc đi nơi khác hút tiếp. Bên cạnh một số người thiếu kiến thức, không hiểu biết, không ít người thiếu ý thức, dù biết có quy định cấm hút thuốc lá nhưng vẫn bất chấp, cố tình hút cả ở những nơi có biển cấm. Tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng không chỉ làm những người xung quanh khó chịu, mà còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác.
Chị Đỗ Thị Nhung, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Tôi thường cho con đến các khu vui chơi của trẻ em trên địa bàn thành phố vào dịp cuối tuần và rất khó chịu khi thấy nhiều người, trong đó có cả phụ huynh của các cháu, thản nhiên hút thuốc khi xung quanh có nhiều trẻ em. Tôi bị dị ứng với khói thuốc lá, chỉ cần hít phải một lượng nhỏ sẽ khiến bị ho liên tục, kèm theo chảy nước mắt. Theo chị Nhung, những người hút thuốc khi chưa bỏ được cần chú ý đến những người xung quanh, nếu thấy trẻ em, phụ nữ thì không được hút, vì đây là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Tại các địa điểm vui chơi cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh đều có biển cấm hút thuốc. Tuy nhiên, nhiều ông bố lại đứng ở ngoài hút khi chờ con chơi xong, điều này khiến chị rất lo lắng và hạn chế đưa con đi chơi. 

Đồng chí Đặng Huyền Thương, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ (Sở Y tế) cho biết: Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về tác hại của thuốc lá. Những quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng được các ngành, địa phương, đơn vị quan tâm triển khai sâu rộng, với nhiều nội dung, hình thức phong phú, như: Tuyên truyền thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, hoạt động hưởng ứng; tập huấn kiến thức và truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các trường học, doanh nghiệp, khách sạn, UBND các xã, phường; phát tin, bài tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông... Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của Nhà nước, địa phương về phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng được quan tâm. Tuy nhiên, hiệu quả chương tuyên truyền không được như mong muốn.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, các cơ quan chức năng cần nhắc nhở, xử phạt nghiêm đối với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng. Những người phải chịu hít khói thuốc theo kiểu thụ động cũng cần lên tiếng, đấu tranh với các hành vi hút thuốc lá không đúng nơi, đúng chỗ, để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn còn tồn tại như: Việc cai nghiện thuốc lá không dễ dàng, người nghiện khó có thể bỏ thuốc được ngay; thuốc lá được bày bán công khai, ai cũng có thể dễ dàng mua được mà không bị quản lý; việc kiểm tra, xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng được quy định khá chặt chẽ, nhưng triển khai chưa hiệu quả, thiếu lực lượng thi hành, hình thức, biện pháp răn đe còn thiếu. Để xây dựng một môi trường văn minh, trong sạch, không có khói thuốc lá, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.


Việt Lâm

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục