Ngày 28/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thực hiện giám sát trường hợp bệnh và công tác phòng, chống bệnh giun rồng tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn công tác có Tiến sĩ Mgaywa Magafu, chuyên gia y tế công cộng của WHO; Tiến sĩ Gautam Biswas, chuyên gia của WHO - tư vấn ngắn hạn hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát bệnh giun rồng. 


Đoàn công tác Tổ chức Y tế thế giới, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương giám sát bệnh giun rồng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình. 

Đoàn đã làm việc với Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về tình hình bệnh giun rồng và kế hoạch phòng, chống bệnh tại tỉnh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp phòng, chống các bệnh giun sán nói chung, bệnh giun rồng nói riêng. Sau đó, đoàn đã thăm gia đình bệnh nhân nhiễm giun rồng, tìm hiểu các biểu hiện khi mắc bệnh và các yếu tố liên quan.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hòa Bình đã ghi nhận 1 ca bệnh nhiễm giun rồng. Cụ thể, bệnh nhân T. T. Đ, sinh năm 1977, trú tại tổ 2, phố Ngọc, phường Trung Minh, TP Hòa Bình. Bệnh nhân sức khỏe tốt, không đi làm ăn xa. Tuy nhiên, trong sinh hoạt, thói quen ăn uống hay ăn gỏi cá, rau sống; gia đình nuôi chó nhiều năm nay. 20 năm trước, bệnh nhân đi rừng thường hay uống nước lã tại các khe, suối. Khoảng tháng 10/2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng và nổi sần trên mặt da. Ngày 19/10/2023, bệnh nhân bôi thuốc Tomax, sau bôi 2 - 3 giờ sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn. Ngày 20/10/2023, bệnh nhân đến Phòng khám Hòa Bình để khám và được chẩn đoán viêm da dị ứng; bệnh nhân dùng thuốc bôi thấy giảm ngứa và các vết xước do gãi se lại, đóng vảy. Bệnh nhân ngứa và cạy vảy ở gối trái ra thấy dây trắng, kéo giun ra khoảng 10 - 15 cm nhưng nghĩ đó là gân nên lấy kéo cắt. Cùng ngày, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, sau đó được giới thiệu sang Trung tâm xét nghiệm dịch vụ Medlatec Hòa Bình. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân nhiễm sán chó, mèo. Bệnh nhân được giới thiệu xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Ngày 21/10/2023, bệnh nhân xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám, được chẩn đoán nhiễm giun rồng. Tại đây, bệnh nhân được tư vấn điều trị bệnh giun rồng.

Bệnh giun rồng - bệnh Dracunculiasis hay bệnh giun Guinea được WHO xếp vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2024, bệnh giun rồng chỉ còn lưu hành ở 5 nước châu Phi (Angola, Chad, Ethiopia, Mali, Nam Sudan) và Việt Nam. Tại Việt Nam, từ năm 2020 - 2024 đã ghi nhận 24 trường hợp ở 5 tỉnh: Hoà Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Thanh Hoá, Yên Bái. Đây là những trường hợp bệnh hiếm gặp, lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam và được WHO rất quan tâm. Bệnh giun rồng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, không có vắc xin phòng bệnh và cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, WHO khuyến cáo cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa và giám sát chặt chẽ trường hợp bệnh để kiểm soát, loại trừ bệnh. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu gồm: Giám sát, lập bản đồ và kiểm soát trường hợp bệnh; đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn, kiểm soát véc tơ truyền bệnh, giáo dục truyền thông tại cộng đồng, duy trì chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin.


H.L

Các tin khác


Ba nhóm đối tượng nên đi tiêm vaccine sởi

Nhiều người lớn còn chủ quan, cho rằng sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em nên không chú ý tiêm vaccine và khám bệnh, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người lớn khi mắc sởi cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phát triển vaccine ung thư có hiệu lực mạnh mẽ

Phương pháp này có thể tạo ra phản ứng miễn dịch ức chế nhiều loại khối u trong các mô hình tiền lâm sàng.

Thái Bình: Theo dõi sát các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh viêm não mô cầu

Chiều 25/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết, đơn vị này đang tập trung giám sát, quản lý và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh não mô cầu tại xã An Ấp (huyện Quỳnh Phụ), đồng thời theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc gần và hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng theo quy định.

Tích cực góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, mục tiêu nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đạt từ 95% dân số trở lên đang được các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội quan tâm triển khai đồng bộ. Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, góp phần tuyên truyền, vận động hội viên tham gia BHYT, đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và gia đình.

Kết nối tinh hoa y học cổ truyền và y học hiện đại

Với sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền (YHCT) và y học hiện đại, Bệnh viện YHCT tỉnh Hòa Bình đã và đang khẳng định vị thế của mình trong hệ thống y tế của tỉnh.

Nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục