Cả nước đang ở trong đợt nắng nóng gay gắt kỷ lục. Nhiệt độ ngoài đường tại Hà Nội có ngày lên tới gần 50 độ C. Nắng nóng kéo dài khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch nói chung và đột quỵ nói riêng tăng cao, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Trời nắng nóng khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, thân nhiệt tăng. Thời tiết nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước nhiều, làm máu trở nên đặc hơn và tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối dẫn đến đột quỵ. Tình trạng mất nước nhiều dẫn đến co mạch, giảm lưu lượng thể tích máu nên thiếu máu lên não, tác động tiêu cực lên não dễ dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo bệnh nền tim mạch, nên khi thay đổi của cơ thể phản ứng với nắng nóng có thể làm tim đập nhanh lên, bệnh nhân càng cảm thấy khó chịu; hoặc đau ngực, hoặc ảnh hưởng huyết áp khi mất nước nhiều làm tụt huyết áp... Nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp trên nền bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc có thể nhồi máu cơ tim... Bên cạnh đó, ở những người bệnh vốn mắc các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, rối loạn nhịp tim,... luôn tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ, cộng thêm thời tiết nắng nóng bất thường sẽ càng làm khả năng đột quỵ do huyết áp, tim mạch hoặc sốc nhiệt gây ra.
Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người dễ có nguy cơ bị đột quỵ trong mùa nắng nóng đó chính là không gian ở thường dùng máy lạnh. Khi ở trong phòng máy lạnh, đột ngột bước ra bên ngoài nóng với nhiệt độ cao hơn, sẽ hay bị choáng, xây sẩm, ngất. Tùy đáp ứng của mỗi bệnh nhân, nhiều trường hợp sốc nhiệt có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong.
Ngày nay, đột quỵ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở những đối tượng trẻ tuổi, nhất là những người trẻ lạm dụng rượu bia, sử dụng chất gây nghiện, thuốc lá, áp lực công việc, cuộc sống lớn,... Tỷ lệ người trẻ phải nhập viện vì đột quỵ trong mùa nắng nóng này có xu hướng tăng nhanh và đột biến.
Cục máu đông gây đột quỵ não.
Biểu hiện đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng cấp tính, nguy hiểm, làm tổn thương bộ phận có liên quan, có thể tổn thương không hồi phục, để lại di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong; phân ra đột quỵ não và đột quỵ tim.
Đột quỵ não xảy ra do 2 nguyên nhân chính là do nhồi máu não - việc cung cấp máu đến một bộ phận não đột ngột bị ngưng trệ (tắc mạch) hoặc do xuất huyết não - chảy máu não (vỡ mạch) khiến máu trong mạch thoát ra tràn vào mô não phá hủy và chèn ép mô não.
Đột quỵ tim (còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp) là tình trạng một vùng cơ tim bị hoại tử do không được cung cấp máu chủ yếu do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn một nhánh mạch vành cung cấp máu cho vùng cơ tim đó. Nguyên nhân có thể do huyết khối, mảng xơ vữa động mạch hoặc do tình trạng co thắt mạch vành nặng.
Những dấu hiệu đột quỵ cần cảnh giác
Dấu hiệu ở mặt: Tự nhiên bị méo miệng, nhân trung lệch, rãnh mũi má bên yếu bị rũ xuống, khi nói cười thấy rõ miệng méo.
Dấu hiệu qua nhận thức: Mắt nhìn mờ, hoa mắt chóng mặt; rối loạn trí nhớ, ù tai,...
Dấu hiệu thần kinh: Đau nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến khi bị đột quỵ.
Dấu hiệu ở tay, chân: Đột nhiên cảm thấy một nửa người yếu, tay chân một bên trở nên tê mỏi, khó cử động.
Dấu hiệu qua giọng nói: Nói ngọng nói khó bất thường, người bệnh cảm thấy môi lưỡi bị tê cứng, miệng khó mở.
Cơn đau thắt ngực: Người bệnh cảm thấy đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, ra sau lưng hoặc hướng lan lên vai trái rồi xuống tay trái, có khi xuống tận ngón tay. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết (nhất là gặp lạnh). Một số trường hợp xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh. Dấu hiệu khác: khó thở, hồi hộp trống ngực, vã mồ hôi, ngất xỉu,...
Tuy nhiên, các dấu hiệu như: đột ngột hoa mắt chóng mặt, đau nhức đầu khá giống với tình trạng say nắng nên nhiều khi khó phát hiện. Vì vậy trong ngày nắng nóng, khi gặp trường hợp có các dấu hiệu bất thường như trên, người nhà cần ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để đưa người bệnh tới bệnh viện xử trí kịp thời, tránh các diễn biến nặng hơn.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận cấp cứu trường hợp một bệnh nhân với chẩn đoán vết thương hở diện tích 4 x 8 cm ở khoang liên sườn 7, 8 ngực phải.
(HBĐT) - Ngày 15/6/2020, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 956, về việc thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 203, ngày 10/6/2020 của Văn phòng Chính về phòng, chống dịch Covid-19. Nội dung văn bản nêu rõ:
Tính từ 18h ngày 14/6 đến 6h ngày 15/6, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới và tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 15/6, đã tròn 60 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
(HBĐT) - Chiều 11/6, Tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết, bệnh nhân Bùi Văn H., 26 tuổi, ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) bị mò đốt sốt cao, suy đa phủ tạng đã qua cơn nguy kịch và đang phục hồi sức khỏe.
Tính đến 6 giờ ngày 11/6, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua, sức khoẻ bệnh nhân là phi công người Anh ngày càng tốt lên.