(HBĐT) - Ngày 29/9, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1647/UBND-KGVX về việc thực hiện Công điện 1300/CĐTTg ngày 24/9/2020; Thông báo số 337/TB-VPCP ngày 21/9/2020 của Văn phòng Chính phủ.


Người dân thành phố Hòa Bình thực hiện đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 nơi tập trung đông người. Ảnh chụp tại Trung tâm thương mại Vincom.

Theo đó, thực hiện Thông báo số 337/TB-VPCP ngày 21/9/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19; Công điện số 1300/CĐTTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Công văn số 7001-CV/VPTU 25/09/2020 của Văn phòng Tỉnh ủy thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc lãnh đạo thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường công tác phối hợp, tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh; tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và của Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành, trong đó: Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới như: Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc theo hướng dẫn của Bộ Y tế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chú trọng phòng, chống dịch tại các địa bàn đông dân cư, các khu vực thường xuyên tập trung đông người, trường học, khu công nghiệp, chợ, siêu thị...; đặc biệt chú ý bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở y tế (CSYT); sàng lọc, xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ có biểu hiện ho, sốt…; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Căn cứ các kịch bản đã xây dựng, rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hoá chất, nhân lực đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch; tổ chức huấn luyện, tập huấn hoặc diễn tập (nếu có thể) các biện pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Từng cơ quan, đơn vị, xây dựng phương án cụ thể và thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch theo các tiêu chí do Bộ Y tế quy định. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch tại đơn vị và trong phạm vi quản lý. Trường hợp xuất hiện dịch bệnh, tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng, cách ly triệt để, xét nghiệm ngay ở phạm vi cần thiết, kịp thời truy vết nhanh, bảo đảm ngăn chặn, kiên quết không để dịch lây lan trên diện rộng. Tạo thuận lợi cho người nhập cảnh vào địa bàn tỉnh đầu tư, làm việc và áp dụng các biện pháp phòng dịch phù hợp từ khâu nhập cảnh, vận chuyển, cách ly tại cơ sở lưu trú, giám sát sau cách ly, làm việc theo kế hoạch... Tiếp tục chuẩn bị và quản lý tốt việc cách ly tập trung tại các cơ sở của quân đội, khách sạn nơi cách ly y tế và tại cơ sở lưu trú ở các địa phương, đảm bảo thực hiện đầy đủ các hướng dẫn phòng, chống dịch của Bộ Y tế, không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở cách ly y tế tập trung, khách sạn, cơ sở lưu trú. Đối với các trường hợp nhập cảnh ngắn ngày, yêu cầu hạn chế tham gia lễ hội và không sử dụng các dịch vụ karaoke, bar, vũ trường; Tổ chức đưa đón, cách ly, xét nghiệm, giám sát y tế đối với người nhập cảnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Khách sạn, cơ sở lưu trú nhận cách ly y tế người nhập cảnh có trách nhiệm đưa đón người nhập cảnh từ sân bay về địa điểm lưu trú.

Công an tỉnh chỉ đạo công an các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đơn vị liên quan trong việc đưa đón, quản lý người xuất, nhập cảnh lưu trú trên địa bàn, không để xảy ra mất an toàn. 

Sở TT&TT: Tiếp tục truyền thông vận động người dân thực hiện khai báo y tế và cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone. Tiếp tục truyền thông thông điệp 5K; tăng cường truyền thông về các biện pháp dự phòng các bệnh truyền nhiễm, tránh tình trạng dịch chồng dịch.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Y tế hướng dẫn việc thu phí xét nghiệm, đưa đón, cách ly y tế tập trung trong CSYT, khu cách ly y tế tập trung của tỉnh và các huyện, thành phố trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ; tiếp tục chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác cung cấp kinh phí và giải ngân kinh phí phòng, chống dịch Covid-19.

Sở Y tế: Tổ chức triển khai ngay hướng dẫn về giám sát y tế, xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người xuất cảnh, nhập cảnh. Cập nhật các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế (nếu có). Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các CSYT. Các CSYT thường xuyên và chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Tăng cường giám sát các biện truyền nhiễm khác, không vì phòng, chống dịch Covid-19 mà làm gián đoạn các biện pháp dự phòng truyền thống dẫn đến bùng phát các dịch bệnh khác, nhất là sốt xuất huyết, bạch hầu. Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh kịp thời hỗ trợ điều trị các ca bệnh nặng vượt quá khả năng ứng phó của Trung tâm Y tế các huyện, thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm an toàn các CSYT theo bộ tiêu chí của Bộ Y tế: Kiểm tra, đánh giá hàng ngày về mức độ bảo đảm an toàn của khoa, phòng, CSYT; siết chặt việc thực hiện phân luồng người đi lại giữa các khoa trong nội bộ CSYT; có phương án xét nghiệm, kết nối giữa các bệnh viện trong việc tiếp nhận, xét nghiệm, giới thiệu xét nghiệm người bệnh khi có biểu hiện bệnh Covid-19; tăng cường việc đăng ký khám bệnh qua mạng; hết sức chú trọng bảo đảm an toàn cho bệnh nhân nặng điều trị tại CSYT. Người đứng đầu CSYT, cơ quan chủ quản của CSYT chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống dịch tại CSYT và địa bàn phụ trách. Theo dõi sát diễn biến dịch và tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh để chủ động, kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. 


P.V (TH)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục