(HBĐT) - Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống dịch bệnh, đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo khuyến cáo, từ năm 2008 đến nay, ngành Y tế nước ta đã duy trì, thực hiện tốt các hoạt động nhằm lan tỏa thông điệp "Rửa tay vì sức khỏe của bạn và cộng đồng”. Từ nhiều năm nay, Hòa Bình đã duy trì đều đặn việc lan tỏa thông điệp này đến với các tầng lớp Nhân dân.

 


Các cháu nhỏ trường Mầm non Hợp Kim, xã Kim Lập (Kim Bôi) vệ sinh tay trước giờ ăn, ngủ.

Lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Thế giới rửa tay với xà phòng” năm nay dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 11/10, tại Cung Văn hóa tỉnh. Lễ mít tinh do Bộ Y tế, Quỹ Unilever Việt Nam phối hợp UBND tỉnh tổ chức với quy mô lớn, có sự tham gia của gần 500 đại biểu, bao gồm đại diện một số bộ, ngành T.Ư, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Sở Y tế một số tỉnh bạn và đông đảo học sinh tiểu học, THCS, hội viên các đoàn thể: thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, người cao tuổi ở TP Hòa Bình. Sự kiện được tổ chức nhằm kêu gọi sự quan tâm, ưu tiên của các cấp chính quyền cho vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn tại Hoà Bình, nâng cao nhận thức của người dân, tạo thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch trong cộng đồng. Bởi vậy, kịch bản chương trình đã được xây dựng chi tiết, kỹ lưỡng, hoạt động truyền thông được triển khai khá sớm.

Đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế chia sẻ: Hòa Bình rất vinh dự được chọn là một trong những đơn vị tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Thế giới rửa tay với xà phòng” năm 2020 với quy mô lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh tiếp tục lan tỏa thông điệp "Rửa tay vì sức khỏe của bạn và cộng đồng”.

Theo khảo sát, thống kê của Bộ Y tế: gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao (trên 100.000 dân) như: cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu… là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường. Kết quả nghiên cứu của giới y học cho thấy: rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm tới gần 50% trường hợp mắc tiêu chảy, hơn 20% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp và giảm 15% trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi, 40% trường hợp nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế. Do đó, rửa tay với xà phòng là hành vi cần được khuyến khích, duy trì trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân.

Chương trình lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Thế giới rửa tay với xà phòng” năm 2020 tại Cung Văn hóa tỉnh vào sáng 11/10 đã được lên kịch bản: Chương trình văn nghệ chào mừng do học sinh TP Hòa Bình và cán bộ ngành Y tế tỉnh biểu diễn. Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Quỹ Unilever Việt Nam phát biểu truyền thông lan tỏa thông điệp rửa tay với xà phòng. Phần cuối chương trình có tặng quà với hiện vật là xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm… cho một số trường học trên địa bàn TP Hòa Bình. Theo kỳ vọng, lễ mít tinh sẽ tạo sự lan tỏa mạnh mẽ kêu gọi các các cấp, các ngành và mỗi người dân quan tâm hơn tới việc tạo thói quen rửa tay với xà phòng. Đảm bảo tất cả mọi người dân, nhất là người già, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số được đề cập đến trong mọi chương trình, chính sách, hoạt động thúc đẩy rửa tay với xà phòng. Tất cả các cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở y tế, những nơi công cộng có các điểm rửa tay có đủ nước sạch, xà phòng hay chất tẩy rửa phù hợp, để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng. Một mặt, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc rửa tay với xà phòng, làm cho hành động này trở thành thói quen thường xuyên hàng ngày của mỗi người.

Lam Nguyệt


Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục