(HBĐT) - Bệnh lao kháng thuốc là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nguy cơ an ninh y tế toàn cầu mang theo những hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng.
Cán bộ y tế hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc tại Khoa Lao và bệnh phổi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Bệnh nhân Bùi Minh T., 57 tuổi, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) điều trị lao phổi tại Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn từ ngày 13/7/2020. Đây là 1 trong 3 trường hợp lao kháng thuốc được ghi nhận tại tỉnh Hòa Bình và là bệnh nhân kháng đa thuốc - loại kháng lao mức độ nặng. Được biết, ông đã điều trị lao 1 lần, tuy nhiên bỏ điều trị giữ chừng. Để điều trị cho bệnh nhân này, các bác sỹ đã phải điều trị theo phác đồ kéo dài 18 tháng.
Bác sỹ Đinh Thị Minh Thu, cán bộ chuyên trách chương trình lao, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Có thể mắc bệnh lao kháng thuốc do nhiễm phải vi khuẩn từ người bị lao kháng thuốc trong cộng đồng. Người bị lao kháng thuốc không được điều trị là nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng. Để dự phòng lao kháng thuốc, với người đã mắc lao cần được điều trị sớm, tuyệt đối tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng, đủ thời gian.
Lao kháng thuốc là gì?
Lao kháng thuốc là bệnh xảy ra khi vi khuẩn kháng lại chính loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao. Điều này có nghĩa là thuốc không còn khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao nữa. Bệnh lao kháng thuốc lây lan giống như cách lây nhiễm lao nói chung. Lây lan từ người này sang người khác qua các giọt nhỏ li ti chứa vi khuẩn được phát tán trong không khí. Hầu hết các vi khuẩn lao được phát tán thông qua ho, hắt hơi, khạc, thậm chí là nói chuyện. Những người bình thường chỉ cần hít phải một vài giọt bệnh phẩm nhỏ li ti trong không khí cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Có những bệnh nhân chỉ bị kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng hơn, gọi là "lao đa kháng thuốc”, những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nguy hiểm hơn nữa gọi là "lao siêu kháng thuốc”. Không chỉ chịu một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, điều trị lao kháng thuốc còn tốn kém gấp hàng chục lần so với bệnh lao thông thường. Hơn nữa, bệnh phải điều trị thời gian dài: đối với bệnh lao thông thường chỉ cần điều trị trong 6 tháng, tỷ lệ khỏi cao tới 91%, nhưng với lao kháng thuốc, phác đồ tiên tiến nhất cũng phải kéo dài 9 tháng, tỷ lệ khỏi chỉ 75%. Còn với lao siêu kháng thuốc phải điều trị tới 20 tháng với nhiều loại thuốc phối hợp.
Nguyên nhân lao kháng thuốc?
Nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh không tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị: Bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc lao, hay dùng thuốc không đúng, không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc, thấy mình khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng đã khỏi bệnh nên tự ý bỏ trị lao. Bệnh nhân không biết rằng, vi trùng lao sống dai và rất nguy hiểm. Sau một thời gian nằm yên và tìm cách chống lại thuốc lao, chúng sẽ hoạt động và gây bệnh trở lại. Lúc này, bệnh sẽ nguy hiểm hơn lúc phát bệnh lao ban đầu. Ngoài ra, cũng có những bệnh nhân bị khó chịu do tác dụng phụ của thuốc lao trong quá trình điều trị, nhưng không đến tái khám để bác sỹ điều chỉnh thuốc, mà tự bỏ trị nửa chừng.
Chương trình chống lao quốc gia cung cấp thuốc chống lao đảm bảo chất lượng, miễn phí, đầy đủ và đều đặn. Hãy đừng để lao kháng thuốc.
Thu Hương
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)
Tính đến 6 giờ ngày 12/11, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua, tổng số ca mắc vẫn là 1.252 ca.
Tính đến 6 giờ ngày 11/11, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19; tổng số vẫn là 1.226 ca.
18 giờ ngày 10/11, Việt Nam ghi nhận thêm 10 ca mắc mới COVID-19 đều là ca nhập cảnh đã được cách ly ngay, nâng tổng số ca mắc lên 1.226 ca.
Chiều 10/11, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức, ông Phạm Thanh Học, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã thông tin về trường hợp sản phụ tử vong sau sinh ở Bệnh viện Việt Pháp.
Tính đến 6 giờ ngày 10/11, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 là ca nhập cảnh, nâng tổng số mắc lên 1.216 ca.
(HBĐT) - Ngày 9/11, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1931/UBND-KGVX về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.