Bảo hiểm y tế (BHYT) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân. Năm 2021 tới đây, nhiều chính sách mới về BHYT sẽ được triển khai để tạo điều kiện cho người dân khi tham gia BHYT.


Bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội. Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN

Cụ thể như sau:

Từ 1/1/2021, được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh

Đây là một trong những chính sách mang lại niềm vui lớn cho mọi người dân tham gia BHYT trên cả nước. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014, từ năm 2021, người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ như sau:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán là 60%);

+ Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, từ ngày 01/01/2021, người dân có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. Đồng nghĩa với đó, người bệnh có thể điều trị nội trú ở bất kì tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều được quỹ BHYT thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. (Quy định mới chỉ áp dụng khi khám chữa bệnh điều trị nội trú. Nếu đi khám khám bệnh, điều trị ngoại trú tuyến tỉnh thì Quỹ BHYT sẽ không hỗ trợ chi trả mà người bệnh sẽ phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh).

Sử dụng mẫu thẻ BHYT mới với nhiều tiện ích từ 01/4/2021

Căn cứ Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mẫu thẻ BHYT mới sẽ được sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/2021. Tuy nhiên, thẻ BHYT đã cấp còn thời hạn sử dụng trước ngày này thì người dân tiếp tục được dùng để khám chữa bệnh BHYT.

Mẫu thẻ BHYT mới được đánh giá là có nhiều ưu điểm so với mẫu thẻ BHYT giấy đã sử dụng hiện nay. Cụ thể:

+ Kích thước nhỏ hơn, được ép plastic sau khi in để người dân dễ dàng đem theo cũng như bảo quản;

+ Mã số thẻ ngắn gọn với 10 ký tự (thẻ BHYT hiện nay là 14 chữ số) giúp thực hiện các thủ tục nhanh chóng;

+ Thêm thông tin nơi cấp, nơi đổi thẻ để người dân tiết kiệm thời gian tìm kiếm nơi cấp, đổi thẻ;

+ Bỏ thông tin về địa chỉ cư trú trên thẻ BHYT, thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi không còn ghi tên cha, mẹ…

+ Mặt sau của thẻ mới bổ sung hướng dẫn tra cứu thông tin về thẻ, kiểm tra chi phí khám, chữa bệnh, tổng đài tư vấn giải đáp thắc mắc…

Từ 1/7/2021, điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình

Nội dung này được đề cập tại Luật Cư trú 2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Theo đó, khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú sửa đổi khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi năm 2013, 2014, 2015 và 2018) như sau:

+ Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Trong khi đó, hộ gia đình tham gia BHYT theo quy định hiện nay bao gồm toàn bộ người có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú. Có thể thấy, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2021 là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, thay vì có tên cùng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú như hiện nay.

Quy định này xuất phát từ việc Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú chỉ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2022. Đồng thời, cơ quan đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục