(HBĐT) - Chỉ trong mấy ngày đầu của tháng 12, hệ thống y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh đã tiếp nhận lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tăng đột biến. Các bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng cao, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ và người cao tuổi, sức đề kháng yếu. Thời tiết rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.


Bác sỹ Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhi nhập viện điều trị các bệnh về hô hấp.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kim Bôi, từ ngày 1 - 8/12, Khoa Khám bệnh đã tiếp nhận 1.470 lượt bệnh nhân, trong đó có 356 lượt bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Bác sỹ CKI Bùi Thị Hường, Trưởng khoa Nội - nhi - truyền nhiễm cho biết: Trong số bệnh nhân đến khám bệnh liên quan đến đường hô hấp, có 30 trường hợp phải nhập viện điều trị do ca bệnh nặng. Điều này dẫn tới một số phòng, khoa điều trị quá tải bệnh nhân, tập trung ở Khoa Nội - nhi - truyền nhiễm.

Trong tình hình thời tiết khắc nghiệt, số lượng người đến khám tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vốn đã đông, nay càng tăng cao. Anh Bùi Thế Bình, tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) chia sẻ: 2 - 3 hôm nay, trời trở lạnh đột ngột, ai cũng có thể mắc bệnh chứ không cứ gì trẻ em, người già. Gia đình tôi có 4 người đều bị ho, đau sưng họng, khó thở, nhưng các cháu bị nặng hơn, kèm theo cả hiện tượng sốt. Tôi đưa con gái đi khám ở đây từ sớm, kiên trì xếp hàng gần 2 giờ mới đến lượt.

Tại các khoa: Nhi, Lao và bệnh phổi, Nội tổng hợp, Tích cực và hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng có đông ca bệnh. Riêng tại Khoa Nhi, hệ thống máy móc, trang thiết bị cùng cơ số phòng, giường bệnh hoạt động hết công suất. Bệnh nhi được chỉ định nhập viện hầu hết mắc bệnh viêm phế quản phổi, viên phế quản cấp... Một số trường hợp trẻ nhỏ bệnh nặng phải thở ô xy. 

Theo bác sỹ CKI Chu Thị Huyền, Phó trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), thời tiết giao mùa, khô hanh trong những ngày qua thường dẫn đến các bệnh về hô hấp. Đơn cử trong ngày 7/12, khoa tiếp nhận 70 bệnh nhân, thì có tới hơn 60 bệnh nhi mắc bệnh về hô hấp. Trung bình mỗi ngày có trên 600 lượt người đến khám, trong đó, hơn 100 ca liên quan đến bệnh này. Ngoài ra, nhiều trường hợp là người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính, mặc dù đã dự phòng nhưng vẫn xảy ra đột cấp của bệnh mãn tính đường hô hấp, làm tăng tỷ lệ phải nhập viện.   

Dự báo, thời tiết rét đậm, rét hại sẽ còn diễn biến phức tạp trong nhiều ngày tới do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh. Có nơi xảy ra rét đậm, rét hại với nhiệt độ phổ biến 11-140C, vùng núi 7-100 C, vùng núi cao dưới 50 C, có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Để ứng phó với thời tiết, vấn đề nhận biết để xử trí tình huống và chủ động phòng bệnh là rất quan trọng. Bác sỹ Chu Thị Huyền khuyến cáo: Bệnh quan tâm hàng đầu là bệnh liên quan đến đường hô hấp, ngoài ra, cần phòng các bệnh tê cóng, hạ thân nhiệt...   

Lưu ý người già, trẻ em phải uống nước ấm, thường xuyên giữ ấm cơ thể để bảo vệ sức khỏe. Tê cóng xảy ra phổ biến khi da và các mô bên dưới da tiếp xúc với thời tiết lạnh, nhiều gió. Lưu ý người dân mặc phù hợp với thời tiết, trang bị đủ áo khoác, găng tay, mũ, tất ấm khi ra ngoài. Đề phòng hạ thân nhiệt do lạnh bằng cách giữ nhiệt độ trong nhà đủ ấm, đóng cửa sổ, che kín các khe hở làm mất nhiệt khiến hơi lạnh ùa vào. Nếu không có các thiết bị làm ấm, cần mặc thêm áo ấm, đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang che mũi, miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở khi có việc ra ngoài. Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt, vì vậy, cần quan tâm đặc biệt, nhất là về đêm khi thời tiết lạnh và có các bệnh lý khác đi kèm. Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường kháng thể. Thời tiết này, người có bệnh tim mạch cũng dễ chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến... Để phòng đột quỵ, người đột quỵ, người già và những người có nguy cơ cao tăng huyết áp, bệnh tim mạch cần chú ý kiểm soát huyết áp, cholesterol, ngừng hút thuốc lá, tránh uống rượu, bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ. Khi ra ngoài phải mặc ấm, không nên ra khỏi nhà vào ban đêm, không tập thể dục vào sáng sớm khi trời còn lạnh.


Bùi Minh
 


Các tin khác


Truy xuất nguồn gốc 7 mẫu sản phẩm vi phạm chỉ tiêu về an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Nhằm tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) những tháng cuối năm, trong tháng 11, đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT đã lấy 110 mẫu nông, lâm, thủy sản gửi đi phân tích kiểm định chất lượng ATTP.

Tuân thủ phòng dịch Covid-19, đảm bảo nhu cầu đi lại an toàn của người dân dịp Tết

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT và UBND tỉnh, Sở GTVT đang xây dựng và triển khai kế hoạch phục vụ vận tải khách trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Tân Sửu 2021, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại an toàn của người dân, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Trạm y tế xã Hang Kia: Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân

(HBĐT) - Những năm qua, trạm y tế xã Hang Kia (Mai Châu) không chỉ làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, mà còn thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

Tập trung chỉ đạo, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Ngày 2/12, UBND tỉnh có Công văn số 2106/UBND-NNTN về tập trung chỉ đạo, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn.

Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

(HBĐT) - Nạn tảo hôn (TH), hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) dù đã giảm dần trong những năm trở lại đây, nhưng tỷ lệ vẫn còn cao trong một số cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), khiến cho chất lượng dân số bị suy giảm, suy thoái nòi giống và là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển KT-XH vùng DTTS.

Dịch COVID-19 có diễn biến mới, Thủ tướng ban hành Công điện khẩn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 2/12/2020 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục