(HBĐT) - Với đội ngũ 38 bác sỹ, 15 dược sỹ, 2 kỹ sư và 112 y sỹ điều dưỡng, nữ hộ sinh, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động theo mô hình đa chức năng, trong đó có hệ điều trị, hệ dự phòng và trạm y tế các xã, thị trấn, đến nay, Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy có 13 khoa, 10 trạm y tế xã, thị trấn với 210 giường bệnh. Được sự quan tâm của ngành Y tế tỉnh, huyện, tập thể y, bác sỹ của trung tâm luôn đoàn kết, thống nhất, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho Nhân dân trên địa bàn.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy từng bước đưa công nghệ vào công tác khám, điều trị cho người bệnh.

Trung tâm đã được trang bị tương đối đầy đủ về trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ người bệnh, các khoa, phòng được quy hoạch xây dựng khoa học, hợp lý. Điều kiện đó đã, đang góp phần tích cực giúp trung tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), tạo được lòng tin và trở thành địa chỉ tin cậy của Nhân dân. Ông Bùi Thanh Nhửng, xã Thống Nhất cho biết: Tôi bị bệnh cao huyết áp nên thường xuyên vào trung tâm để điều trị, các y, bác sỹ trung tâm nhiệt tình trong chăm sóc, chữa trị bệnh cho bệnh nhân, bên cạnh đó còn hướng dẫn tôi cách phòng bệnh, chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe.

Trung tâm đã tập trung phát triển các dịch vụ kỹ thuật nâng cao chất lượng KCB, ưu tiên công tác đào tạo, tập huấn. Năm 2020, trung tâm liên tục cử cán bộ đi học, tập huấn theo các chương trình, dự án. Đặc biệt, phối hợp Bệnh viên Đa khoa tỉnh chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi, đến nay đã thực hiện thành công 25 ca. Với việc ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học, kỹ thuật cao tại trung tâm đã giúp người bệnh giảm bớt chi phí, thời gian do không phải đi xa điều trị.

Bác sỹ Nguyễn Văn Đang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Với phương châm "sự hài lòng của người bệnh là thước đo đánh giá chất lượng của đơn vị", trong năm 2020, trung tâm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện một số quy trình kỹ thuật, tăng cường công tác hội chẩn, bình bệnh án, tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh, tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học. Năm qua, trung tâm được Hội đồng khoa học của Sở Y tế nghiệm thu 5 đề tài nghiên cứu khoa học và 2 sáng kiến. Trung tâm luôn duy trì đường dây nóng, hòm thư góp ý để tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của bệnh nhân về các vấn đề của trung tâm. Đồng thời, yêu cầu đội ngũ cán bộ, viên chức thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, trau dồi y đức, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Nhờ vậy, chất lượng KCB không ngừng nâng lên.

Nhờ có sự cải thiện về chất lượng chuyên môn, đa dạng về dịch vụ, Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy được người dân tin tưởng lựa chọn đến KCB ngày một nhiều hơn. Năm 2020, trung tâm đã khám bệnh cho gần 45.100 bệnh nhân, trong đó, điều trị nội trú trên 7.500 bệnh nhân, điều trị ngoại trú cho gần 6.200 bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 94%. Trong công tác khám và điều trị, y, bác sỹ trung tâm luôn có tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị được nâng lên, tinh thần, thái độ phục vụ, chăm sóc người bệnh nhiệt tình, chu đáo không gây phiền hà cho bệnh nhân... Các hoạt động khác như y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, thực hiện các chương trình y tế quốc gia cũng đạt nhiều kết quả tốt, trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra. Kết quả kiểm tra, đánh giá, chấm điểm năm 2020, trung tâm đạt đơn vị xanh - sạch - đẹp, đạt mức 1 theo tiêu chí. Riêng các trạm y tế xã, thị trấn có 7 trạm đạt mức 1 và 3 trạm đạt mức 2 theo tiêu chí của ngành Y tế.
 

Minh Tuấn



Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục