(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2021, quy định thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực. Quy định thông tuyến tạo nhiều thuận lợi hơn cho người bệnh, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ sở y tế. Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh cùng các ngành liên quan, các cơ sở y tế trong tỉnh đã, đang chủ động triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người KCB BHYT, điều hòa số lượng bệnh nhân tại các tuyến y tế.



Khám, chữa bệnh cho bệnh nhân tham gia BHYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Ngay sau khi quy định thông tuyến tỉnh trong KCB BHYT có hiệu lực, BHXH tỉnh đã tập trung triển khai các giải pháp để đảm bảo việc thực hiện kịp thời, đúng quy định. Tích cực phối hợp với Sở Y tế ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện KCB BHYT thông tuyến. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thông tuyến KCB BHYT để người tham gia được biết và thực hiện. Phối hợp với cơ sở KCB đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB.

Theo quy định, từ ngày 1/1/2021, quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Có thể thấy, chính sách sẽ tạo thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu khám, điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh, hoặc bệnh nhân ở tỉnh xa, đi công tác, làm việc tại địa phương khác. 

Thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ

Quy định thông tuyến tỉnh trong KCB BHYT có hiệu lực sẽ tạo động lực cho các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút và giữ bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng gây những thách thức không nhỏ đối với các cơ sở này, vì có nguy cơ người bệnh trong tỉnh sẽ dồn về bệnh viện tuyến tỉnh hoặc các tỉnh, thành phố lớn có chất lượng dịch vụ cao hơn, làm gia tăng áp lực lên các bệnh viện tuyến tỉnh. Lâu dài có thể dẫn đến việc tập trung nguồn lực vào tuyến tỉnh dẫn đến khó thu hẹp khoảng cách giữa tuyến tỉnh và tuyến cơ sở; tuyến y tế cơ sở nếu không đáp ứng được nhu cầu KCB của người bệnh sẽ mất bệnh nhân.
Trước những thách thức đó, ngành Y tế cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, như: Tăng cường công tác đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực chuyên sâu; đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại; nâng cấp cơ sở hạ tầng... Phát triển kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn; triển khai kỹ thuật khó, kỹ thuật cao của tuyến tỉnh, thậm chí tuyến T.Ư tại tuyến huyện. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý cũng như KCB, điển hình là triển khai kết nối tư vấn, hội chẩn, KCB từ xa nhằm hỗ trợ phát triển chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở, giúp người bệnh có thể tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương. Chỉ đạo các cơ sở y tế tập trung nâng cao chất lượng KCB, cải tiến quy trình, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế phù hợp.

Quản lý nguy cơ lạm dụng chính sách

Quy định thông tuyến tỉnh nội trú tạo nhiều thuận lợi hơn cho người bệnh, mặt khác sẽ có nguy cơ lạm dụng chính sách này để chỉ định bệnh nhân điều trị nội trú, kể cả bệnh nhân chưa thực sự cần thiết. Vì tâm lý người bệnh luôn muốn lên tuyến trên cho yên tâm, chỉ định điều trị lại là quyền của bác sỹ, làm mất đi tính công bằng giữa người bệnh trong thực hiện chính sách này. Do đó, cơ quan BHXH đưa ra khuyến cáo: Bệnh nhân thực sự cần điều trị nội trú thì chỉ định nội trú. Nếu bệnh có thể điều trị ở tuyến huyện, xã cũng nên nói rõ, không nhất thiết phải lên tuyến trên. Người dân cần hiểu rõ và chấp hành quy định, giới hạn quyền lợi của mình để tránh sự lãng phí không cần thiết cả về thời gian, tiền bạc.
Thời gian tới, BHXH tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám định chặt chẽ để tránh tình trạng đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh, thành phố, nhưng thực tế bệnh nhân lại không nằm viện mà chỉ làm bệnh án để hưởng quy định về thông tuyến. Đồng thời, có những kiến nghị đối với một số cơ sở KCB chuyên khoa tuyến tỉnh trên địa bàn về vấn đề nhân lực, số lượng giường bệnh nội trú..., nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ KCB, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, đồng thời sử dụng quỹ BHYT hợp lý, hiệu quả.


Đoàn Đức Thắng 
(Bảo hiểm xã hội tỉnh)

Các tin khác


Tiêm vaccine phòng Covid-19 tại nơi tuyến đầu chống dịch

Sáng 8-3, tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các cán bộ y tế, những người trực tiếp tham gia công tác tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Xã Ngọc Sơn: Trạm y tế xã xuống cấp trầm trọng

(HBĐT) - Trần dột khiến các mảng tường quét ve xanh, vôi trắng chuyển màu đen bởi rêu, mốc. Chiếc chậu hứng nước mưa được đặt tạm trên giường bệnh để hứng nước mưa không chảy lênh láng ra sàn. Thiếu phòng bệnh, các phòng chức năng khác phải dồn lại để duy trì hoạt động nên rất chật chội, bất tiện. Đó là thực trạng ghi nhận tại trạm y tế xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn).

Tỉnh Hòa Bình được phân bổ 1.600 liều vacxin Covid-19 đợt 1

(HBĐT) - Ngày 6/3, Bộ Y tế đã có Quyết định số 1469/QĐ-BYT về việc "phân bổ vacxin phòng Covid-19”. Theo đó, Bộ Y tế quyết định phân bổ đợt 1 vacxin Covid-19 Vaccine AstraZeneca cho 13 tỉnh, thành phố có dịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 21 bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình được phân bổ 1.600 liều.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Đà Bắc.

(HBĐT) - Ngày 6/3, tổ công tác của Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh gồm: Sở NN &PTNT, Hội LHPN tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có buổi làm việc, giám sát, kiểm tra công tác PCD Covid-19 tại huyện Đà Bắc.

Hội nghị trực tuyến về công tác tiêm chủng vacxin  Covid – 19

(HBĐT) - Ngày 6/3, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 toàn quốc. Hội nghị kết nối đến tận các tuyến huyện với tổng số hơn 700 điểm cầu trên cả nước. Dự hội nghị tại tỉnh ta có điểm cầu Sở Y tế và điểm cầu tại 10/10 huyện, thành phố.

Sáng 6/3, Việt Nam ghi nhận 7 ca mắc mới COVID-19, trong đó Hải Dương 6 ca

Tính đến 6 giờ ngày 6/3, Việt Nam ghi nhận thêm 7 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 6 ca tại Hải Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục