(HBĐT) - Văn phòng Tỉnh uỷ đã có Thông báo số 599-TB/VPTU, ngày 16/7/2021 thông báo "Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại hội nghị ngày 14/7/202 về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh”.
Theo đó, Thường trực Tỉnh uỷ thống nhất kết luận: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 tỉnh, chỉ đạo các huyện, thành phố, các cấp, ngành tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh còn hiệu lực. Hoạt động phòng chống dịch phải chủ động, theo sát diễn biến mới của dịch bệnh và tình hình thực tế tại từng địa phương. Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan, bùng phát trong cộng đồng. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ người dân đến từ vùng có dịch về địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trong tỉnh.
Lưu ý một số nội dung mới sau:
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về tình hình dịch bệnh, sự nguy hiểm của các biến thể SARS-CoV-2 mới đến cán bộ, đảng viên và người dân bằng nhiều hình thức để người dân hiểu, đề cao cảnh giác trong phòng chống dịch. Bắt buộc mọi người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không đầy đủ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động phòng, chống dịch; công khai các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe.
Yêu cầu các huyện, thành phố: Kiểm soát chặt chẽ, triệt để người ra, vào địa bàn; rà soát, bắt buộc 100% các tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xóm, làng, bản phải thành lập tối thiểu 1 tổ Covid-19 cộng đồng. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng; phát huy vai trò của Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Công an viên trong quản lý, giám sát, theo dõi tình hình sức khỏe, việc khai báo y tế của người dân; các đối tượng cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà; các trường hợp trở về từ các địa phương có dịch; các trường hợp hết thời gian cách ly tập trung trở về địa phương; kiểm soát người ra/vào địa bàn. Chủ động, chuẩn bị nhân lực tại chỗ, đào tạo, tập huấn, tổ chức diễn tập ngay từ khi chưa có dịch.
Về quản lý các đối tượng F0, F1: Tiếp tục quản lý, giám sát, theo dõi sức khỏe, chăm sóc y tế người bệnh Covid-19 (F0) tại các cơ sở y tế cho đến khi khỏi bệnh để tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Đối với người nhập cảnh: Thực hiện cách ly theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Đối với người dân từ vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế, từ địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về địa bàn tỉnh và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 (F1): Thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 03 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 07 và ngày thứ 13 (tự trả chi phí cách ly y tế theo quy định). Nếu kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 lần thứ 3 âm tính tiếp tục cách ly y tế tại nhà 07 ngày, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 và thực hiện các quy định theo dõi giám sát sức khỏe của cơ quan y tế. Giao BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh chỉ đạo Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc xác định đối tượng nguy cơ để hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện.
Tùy tình hình thực tế UBND tỉnh quyết định các dịch vụ, kinh doanh phải tạm dừng hoạt động để hạn chế thấp nhất lây lan, bùng phát dịch bệnh. Riêng đối với các điểm kinh doanh liên quan đến ăn, uống dọc đường có xe liên tỉnh chạy qua không được tổ chức cho khách ăn uống tại chỗ, đồng thời phải đảm bảo thực hiện nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức bán hàng. Yêu cầu các điểm kinh doanh liên quan đến dịch vụ ăn, uống tại chỗ chấp hành đúng các yêu cầu phòng chống dịch, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế, xử phạt nghiêm những cơ sở vi phạm.
Chỉ đạo cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, khu nhà trọ, ký túc xá, cơ sở khám, chữa bệnh, các khu chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh; xây dựng các phương án phòng, chống dịch khi có ca mắc Covid-19 (F0) tại cơ sở, không để gián đoạn sản xuất, kinh doanh; xử lý nghiêm cơ sở, đơn vị không tuân thủ các điều kiện phòng, chống dịch.
Chủ động chỉ đạo xét nghiệm tầm soát tại các địa điểm tập trung đông người như các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở khám, chữa bệnh, các trường hợp có triệu chứng trong cộng đồng để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh.
Khẩn trương hoàn thiện bệnh viện dã chiến; chuẩn bị vật tư, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc, vật tư, hóa chất… đảm bảo sẵn sàng phục vụ công tác quản lý, điều trị bệnh nhân Covid-19 số lượng lớn. Xây dựng phương án khi số bệnh nhân vượt quá khả năng thu dung của các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 và bệnh viện dã chiến theo hướng sử dụng 1 số trung tâm y tế các huyện để điều trị bệnh nhân Covid-19. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy kết quả thực hiện nhiệm vụ tại mục số 6, Thông báo số 595-TB/VPTU của Văn phòng Tỉnh ủy ngày 14/7/2021 Kết luận tại buổi kiểm tra, nắm tình hình chuẩn bị các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP Hòa Bình trước ngày 1/8/2021.
Phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 phù hợp tình hình mới đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển KT-XH (ưu tiên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; công nhân tại các khu, cụm công nghiệp; người dân vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh…).
Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể... phải chịu trách nhiệm nếu lơ là, chủ quan, chậm hoặc không chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm nếu để trên địa bàn có tổ dân phố, thôn, xóm, bản... chưa thành lập Tổ Covid-19 cộng đồng, không kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của các Tổ này.
Giao BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động phòng, chống dịch của các địa phương và các cơ quan có liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
D.L (TH)
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ngày 19/7, trên địa bàn tỉnh không có ca mắc mới Covid-19. Trong ngày, lực lượng chức năng đã truy vết được 4 trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân Covid-19 và rà soát quản lý, cách ly tập trung 15 trường hợp công dân từ các tỉnh có dịch trở về địa phương.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong đã trở thành địa phương đầu tiên trong tỉnh triển khai hệ thống khai báo y tế ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Sáng 19/7, Sở Y tế Hà Nội thông báo 16 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nội, trong đó, có các ca liên quan khu công nghiệp Thăng Long, quận Hoàng Mai, phố Bùi Thị Xuân và phố Nguyễn Khuyến.
Từ 19 giờ ngày 18/7 đến 6 giờ ngày 19/7, Việt Nam có thêm 2.015 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 1.535 ca ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, tỉnh có 74 xã thuộc khu vực I, 12 xã khu vực II, 59 xã khu vực III. Theo đó, BHXH cấp huyện cắt giảm thẻ BHYT cho người dân sinh sống tại vùng KT-XH ĐBKK, người DTTS đang sinh sống tại vùng KT-XH khó khăn ngoài các xã quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 433/QĐ-UBDT từ ngày 1/7/2021.
Từ 0 giờ ngày 19/7, Hà Nội yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; hạn chế tối đa việc di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh, thành phố khác và ngược lại; hạn chế ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết.