Sáng 21/7, Việt Nam ghi nhận 2.787 ca Covid-19, trong đó TP.HCM có hơn 1.700 ca, Bình Dương có thêm 657 ca.


Trong 2.787 ca Covid-19 mới sáng nay có 12 ca nhập cảnh và 2.775 trường hợp lây nhiễm trong nước với 393 ca trong cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc gồm TP. Hồ Chí Minh (1.739), Bình Dương (657), Đồng Nai (85), Tiền Giang (65), Vĩnh Long (39), Khánh Hòa (38), Bến Tre (35), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Cần Thơ (16), Đắk Lắk (13), Kiên Giang (12), Bình Phước (12), Hậu Giang (9), Long An (8 ), Hà Giang (6), Phú Yên (5), Đắk Nông (4), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (3), Bình Định (2), Nghệ An (2), Lâm Đồng (2), Gia Lai (1) 

Đến sáng nay, TP.HCM đã ghi nhận 38.837 ca Covid-19.

Tại Bình Dương, số ca mắc đang tăng rất nhanh, cả ngày hôm qua tỉnh này ghi nhận thêm 578 trường hợp nhưng chỉ trong 12 tiếng qua đã có thêm 657 ca mắc là con số cao nhất từ trước tới nay. Hiện số ca mắc của Bình Dương đã lên 4.384 trường hợp.

Đồng Nai cũng đã vượt 1.200 ca mắc; Tiền Giang 960 ca; Long An 878 ca….

Tính đến sáng 21/7, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 65.607 ca mắc Covid-19, trong đó có 63.510 ca mắc trong nước và 2.097 ca nhập cảnh.

Riêng đợt dịch từ 27/4 đến nay, cả nước ghi nhận 61.940 ca, trong đó có 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.



Có 11/59 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Hiện cả nước đã điều trị khỏi 11.443 bệnh nhân, số đang điều trị vẫn còn hơn 54.000 bệnh nhân đang điều trị. Trong số này có 123 ca đang phải điều trị tích cực, 18 ca can thiệp ECMO.

Về tình hình tiêm chủng, hiện tốc độ tiêm vẫn còn khá chậm, trong ngày hôm qua có thêm 26.355 người được chích vắc xin Covid-19, nâng tổng số mũi tiêm cả nước lên hơn 4,33 triệu liều, trong đố số người tiêm đủ 2 mũi là hơn 317.000 người.

Hiện Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi các tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

Trong diễn biến mới, trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Quân Y 175, TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô 200 giường vào ngày 19/7. Ngay sau đó, 22 bệnh nhân ở mức độ vừa và nặng đã được chuyển đến điều trị.

Chiều ngày 19/7, Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức, TP.HCM cũng bắt đầu triển khai thử nghiệm hướng dẫn cho người dân trên địa bàn tự lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 để giảm áp lực cho lực lượng y tế.

Từ hôm nay, Đồng Nai bắt đầu kế hoạch thí điểm cách ly F1 tại nhà ở 4 huyện, thành phố trên địa bàn gồm TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Vĩnh Cửu và huyện Trảng Bom. Thời gian thực hiện từ 20/7 đến 23/8, sau đó báo cáo kết quả thực hiện thí điểm trước ngày 30/8.

Theo Vietnamnet.vn

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục