(HBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, hoạt động vận tải khách, vận chuyển hàng hóa cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Sở GTVT ra Thông báo số 2178/TB-SGTVT, ngày 24/7/2021 về việc tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách đi TP Hà Nội và ngược lại (gồm tuyến cố định, hợp đồng taxi, xe du lịch) kể từ 8h ngày 24/7. Như vậy, trong khi hoạt động kinh doanh vận tải taxi đã có sự quản lý thì một số loại hình dịch vụ tự phát như xe ôm truyền thống, giao hàng công nghệ (shipper)… chưa được giám sát.



Những người làm nghề xe ôm truyền thống ở khu vực Bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình hoạt động dịch vụ tự phát, dễ gặp phải nguy cơ trở thành F2, F3 do tiếp xúc với khách.

Anh Nguyễn Hữu Hải, Quản lý đội xe, Công ty TNHH thương mại, vận tải Thanh Chắt (TP Hòa Bình) cho biết: Hoạt động của taxi Sông Đà hiện có 180 lái xe, 168 đầu xe kinh doanh. Do diễn biến dịch bệnh nên các phương tiện hoạt động cầm chừng, chỉ khoảng 50% số phương tiện đón khách. Đơn vị hầu như không chở khách đi ngoại tỉnh, đặc biệt không thực hiện những "cuốc” khách đi từ vùng có dịch. Các biện pháp phòng, chống dịch được đơn vị chú trọng, phương tiện luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, trang bị đầy đủ khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn. Lái xe luôn đeo khẩu trang, hướng dẫn, nhắc nhở khách thực hiện thông điệp "5K". Vừa qua, công ty đã đăng ký với UBND phường Quỳnh Lâm, cơ quan y tế của TP Hòa Bình lập danh sách tiêm vắc xin cho toàn bộ lao động trong đội xe. Các lao động đã sẵn sàng chờ thông báo tiêm vắc xin Covid-19 khi có đợt.

Nếu dịch bệnh chưa bùng phát mạnh, tại phía ngoài cổng Bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình luôn có trên, dưới 50 xe ôm thường trực đón khách bất kể đêm, ngày. Tuy nhiên, thời điểm này, hoạt động của đội ngũ xe ôm trở nên thưa thớt hẳn, chỉ còn chưa đến 10 xe. Ông Nguyễn Văn Chiến, một trong những xe ôm có thâm niên gần 10 năm ở đây chia sẻ: Ít khách nên đa số lao động nghỉ ở nhà. Một số người, trong đó có tôi bám trụ, cố gắng kiếm thêm đồng nào hay đồng ấy. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, tôi cũng đành tạm nghỉ một thời gian cho qua đận dịch. Chẳng qua vì cuộc sống mưu sinh chứ công việc xe ôm lúc này phải tiếp xúc với khách, khó tránh khỏi vô tình trở thành F2, F3. 

Dưới tác động của dịch Covid-19, những người làm nghề tài xế taxi, xe ôm truyền thống, shipper không chỉ bị giảm hiệu suất công việc, nguồn thu nhập, thậm chí mất việc làm mà còn đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hiện nay, hoạt động dịch vụ giao hàng nhanh của nhiều đơn vị như Công ty TNHH Supership Hòa Bình, Viettel, Shopee… trên địa bàn tỉnh khá cầm chừng. Theo chị Bùi Thu Huyền ở phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), ngày thường rất dễ gặp hình ảnh các nhân viên giao hàng trên các ngõ ngách, tuyến đường. Nhưng mấy ngày nay, đội ngũ shipper vắng bóng hẳn.

Căn cứ mức độ và diễn biến tình hình dịch Covid-19, tỉnh chưa có văn bản chính thức nào cấm hoặc tạm dừng hoạt động của các loại hình dịch vụ tự phát như xe ôm truyền thống, giao hàng công nghệ… Tuy nhiên, trong các văn bản chỉ đạo tăng cường giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của các huyện, thành phố đều nhấn mạnh và khuyến cáo cộng đồng hạn chế việc ra đường, tiếp xúc, giảm thiểu việc giao lưu tiếp xúc. Mặt khác, các tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai lập danh sách các trường hợp đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong đó, đặc biệt lưu ý và ưu tiên nhóm đối tượng lao động tự do, có công việc phải đi lại, tiếp xúc nhiều.


Bùi Minh

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục