Từ tháng 11/2021, Việt Nam tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trên toàn quốc. Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 sẽ được thực hiện trước với trẻ ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi.



Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Thu Hương/TTXVN
Chia sẻ về nội dung này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, Bộ Y tế đã lựa chọn vaccine phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta. Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Thưa ông, vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi vừa được Bộ Y tế công bố là vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất. Vậy ông có thể cho biết với vaccine này đã có những thông tin về hiệu quả bảo vệ hay phản ứng sau tiêm như thế nào?

Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi, bao gồm cả nhóm trẻ em có bệnh nền. Tại Mỹ tỷ lệ bao phủ vaccine cho trẻ trên 12 tuổi đã đạt trên 50%.

Bộ Y tế đã lựa chọn vaccine phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta. Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Tại Việt Nam, chúng ta triển khai theo lộ trình tiêm cho nhóm tuổi 16-17 trước, sau đó hạ dần đến nhóm tuổi 12.

Vậy quy trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ sẽ như thế nào, thưa ông?

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em cũng như quy trình tiêm cho người lớn. Cần thực hiện khám sàng lọc để xác định các trường hợp chống chỉ định. Đó là các trường hợp liên quan đến phản ứng phản vệ ở mức độ 2. Còn lại các trường hợp khác đều có thể chỉ định tiêm.

Một số trường hợp như trẻ có bệnh nền, bệnh mạn tính, béo phì… cần chỉ định tiêm tại Trung tâm y tế hoặc tại bệnh viện giống như đối với người lớn.

Việc tiêm chủng cũng được tổ chức theo các điểm tiêm như đang triển khai tiêm cho người lớn. Đối với trẻ em có thể còn thuận lợi hơn vì tổ chức tiêm ở các trường học. Tại các điểm tiêm nhà trường, cơ sở y tế sẽ tham gia hỗ trợ, phối hợp quy trình tiêm với các thầy cô giáo.

Tại mỗi điểm tiêm này cũng sẽ tập trung theo dõi sau tiêm và đánh giá sau tiêm với trẻ. Khi trẻ về nhà, thì gia đình theo dõi những dấu hiệu sức khoẻ của trẻ theo tờ hướng dẫn được phát sau tiêm để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi cần.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua các địa phương đã thành lập những đội y tế cơ sở và những đội cấp cứu lưu động để có thể đáp ứng được trong những tình huống xảy ra những phản ứng bất lợi.

Đối với nhóm trẻ nhỏ hơn 12 tuổi thì việc tiêm phòng sẽ thực hiện như thế nào, thưa ông?

Với vaccine phòng COVID-19, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã thấy hiệu quả về tính an toàn và tính sinh miễn dịch cho những người trên 18 tuổi. Và trên thế giới hiện tại nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi cũng đang được được các nước tiếp tục chỉ định tiêm. Đối với trẻ em từ 5-12 tuổi một số các nước cũng đã có dữ liệu tiêm.

Bộ Y tế đã lên kế hoạch triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ em trong độ tuổi nhỏ hơn trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vaccine cho trẻ em.

Hiện Hội đồng tư vấn tiêm chủng quốc gia cũng đã đồng ý chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ em từ 5-11 tuổi, tuy nhiên phải dựa vào dữ liệu an toàn và tính sinh miễn dịch của nhà sản xuất và nhà sản xuất phải khuyến cáo tiêm được cho trẻ em trong độ tuổi đó thì chúng ta sẽ tiêm.

Theo ông trẻ em mắc COVID-19 có khác biệt gì với người lớn hay không?

Theo dữ liệu hiện nay trên toàn thế giới, số lượng trẻ em mắc COVID-19 cũng không hề nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ các cháu mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn so với nhóm người lớn trên 50 tuổi.

Chúng ta cần tiêm vaccine cho trẻ em để đảm bảo trẻ bớt được triệu chứng nặng của tình trạng bệnh và đặc biệt trong nhóm trẻ có bệnh nền như ung thư, thận, gan… thì vaccine sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong đối với những trẻ này, vì đây là đối tượng nguy cơ cao.

Xin trân trọng cảm ơn ông!


                      Theo Baotintuc
                         

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục