(HBĐT) - Từ lâu, cây xạ đen được người Mường sử dụng trong những bài thuốc điều trị ung thư. Năm 2011, một số hộ dân xã Cao Dương (Lương Sơn) đưa cây xạ đen về trồng, đến nay, xã Cao Dương đã phát triển diện tích trồng cây xạ đen lên hơn 100 ha.


Sản phẩm cao xạ đen Tuyết Nhi của HTX Tuyết Nhi, xã Cao Dương (Lương Sơn) được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Theo các hộ dân trồng xạ đen, đây là loại cây dạng bụi leo, dễ trồng, không đòi hỏi công chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao, có thể trồng xen canh và cơ bản nhất là giá bán ổn định. Xạ đen sau khi cắt về được tuốt riêng lấy lá, cành băm nhỏ. Mỗi kg lá tươi có giá từ 4.000 - 5.000 đồng, phơi khô từ 18.000 - 20.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi ha xạ đen cho thu trên 100 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng lúa. Từ trồng xạ đen, nhiều hộ trong xã có kinh tế khá ổn định. 

Nắm bắt nhu cầu của thị trường,  đồng thời mở ra hướng tiêu thụ ổn định cho cây xạ đen, năm 2015, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Đồng Bon thử nghiệm nấu cao xạ đen với thành phần chính là xạ đen, bổ sung thêm một lượng nhỏ các vị thuốc nam. Với mong muốn tiêu thụ ổn định nguyên liệu cho nông dân trong xã, cũng như tăng khả năng tiếp cận các bài thuốc của người Mường xưa đến với khách hàng, năm 2015, chị Tuyết đi học lớp trung cấp y sĩ y học cổ truyền tại trường Trung cấp Y - dược Tuệ Tĩnh (Hà Nội). Năm 2017, tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, chị trở về quê hương, vận dụng kiến thức đã học ở trường kết hợp với những bài thuốc dân gian của người Mường, chị chế biến thành công cao xạ đen (bài thuốc được in trên tạp chí Đông y - Hội Đông y Việt Nam). Cao xạ đen Tuyết Nhi cô đặc có dạng sệt, mùi thơm đặc trưng, dễ dùng, tiện lợi, được đánh giá cao tại hội thảo "Báo cáo kết quả sau khảo sát vùng trồng cây thuốc nam và   bài thuốc đông y tại các tỉnh: Sơn La,  Hòa Bình, Hà Nội, Yên Bái”, do Liên minh châu Âu (EU) tổ chức tại Yên Bái. Năm 2017, gia đình chị đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại hiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho 3 - 5 lao động địa phương với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/ người/tháng. Sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin tưởng đặt mua với số lượng lớn. Gia đình chị trực tiếp thu mua nguyên liệu lá xạ đen tươi của bà con trong xã với sản lượng khoảng 20 tấn/ năm. Bình quân 5 tấn lá tươi sẽ cho ra thành phẩm 1 tạ cao xạ đen.

Tháng 7/2021, HTX Tuyết Nhi được thành lập với 7 thành viên, đầu tư nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất bài bản theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP, vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Ngành nghề chính của HTX là trồng cây dược liệu, sản xuất cao dược liệu từ xạ đen và cà gai leo… Hiện, sản phẩm được bày bán ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, khách hàng có thể mua tại các hiệu thuốc đông y hoặc mua trực tiếp qua website, fanpage của HTX. Sản phẩm còn là nguyên liệu chính cung cấp cho các đối tác để điều chế các loại thực phẩm chức năng và thuốc khác. Hiện, HTX ký kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty CP dược phẩm Sao Nam (Hà Nội). Từ tháng 10 đến nay, Công ty đã thu mua 60 kg cao dược liệu cho HTX.

Chị Nguyễn Ánh Tuyết, Giám đốc HTX cho biết: Với mục tiêu nâng cao giá trị của cây xạ đen, tạo thu nhập ổn định cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho địa phương, HTX tiếp tục mở rộng diện tích liên kết trồng, chú trọng xây dựng thương hiệu, bao bì sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, HTX được sự ủng hộ và hỗ trợ của UBND huyện Lương Sơn. Sản phẩm cao xạ đen của HTX đăng ký sản phẩm OCOP và đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh. Đây là động lực để HTX mở rộng thị trường, đưa cây dược liệu dân gian thành sản phẩm nông nghiệp sạch, tốt, có lợi cho sức khỏe, thuận tiện cho người tiêu dùng.


Đ.T


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục