Sau Tết Nguyên đán, tình hình dịch Covid-19 ở Nghệ An và Hà Tĩnh đang diễn biến phức tạp. Số ca mắc mới gia tăng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng.
Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi ở thành phố Vinh (Nghệ An).
Trước tình hình đó, hai địa phương đang khẩn trương triển khai giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch.
Số ca nhiễm mới tăng nhanh
Tại Nghệ An, tổng số ca ghi nhận từ ngày 29/1 (27 Tết) đến 6/2 (mồng 6 Tết) ghi nhận 3.162 ca mắc, chiếm gần 19% số ca mắc mới toàn tỉnh kể từ đầu mùa dịch đến nay. Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc có chiều hướng tăng nhanh. Nếu từ ngày 29/1 đến ngày 3/2 (sáu ngày) ghi nhận 1.459 ca, thì trong vòng ba ngày sau đó, từ ngày 4/2 - 6/2 ghi nhận 1.683 ca (chiếm 53,2%). Trong ngày 7/2, số ca nhiễm Covid-19 toàn tỉnh tăng vọt, với 1.641 ca, trong đó có 330 ca cộng đồng. Đây là số ca ghi nhận cao nhất trong vòng 24 giờ ở Nghệ An từ trước tới nay, và đứng thứ hai toàn quốc trong ngày 7/2, sau thành phố Hà Nội. Riêng sáng 8/2 (từ 18 giờ ngày 7 đến 6 giờ ngày 8/2), ghi nhận thêm 812 ca, trong đó 186 ca cộng đồng. Số ca bệnh tập trung tại các địa phương: thành phố Vinh, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc...
Tại Hà Tĩnh, thực hiện chủ trương không cách ly người dân về quê ăn Tết, ngành y tế tỉnh đã tiên lượng số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng sẽ tăng đột biến. Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện 2.160 ca nhiễm, trong đó có 826 ca cộng đồng. Căn cứ diễn biến phức tạp và số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng nhanh sau dịp Tết Nguyên đán, UBND tỉnh quyết định tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh mầm non, tiểu học và học sinh lớp 6 (đối tượng chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19) tại các xã, phường, thị trấn có cấp độ dịch cấp 3 và cấp 4.
Sở dĩ số ca nhiễm mới ở Nghệ An có xu hướng tăng cao là do số lượng người dân từ các vùng dịch trở về quê trong dịp trước Tết gia tăng, mật độ giao lưu, mua sắm tăng cao. Một bộ phận người dân, cán bộ, các đơn vị kinh doanh dịch vụ, sản xuất vẫn còn chủ quan, không tuân thủ 5K trong phòng, chống dịch.
Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, song công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân và tiêm chủng được hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm và đạt được kết quả khả quan. Đã có hơn 16 nghìn ca điều trị khỏi bệnh, ra viện, chiếm gần 90%. Tỉnh Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành tiêm chủng mũi 2 cho người dân (từ 12 tuổi trở lên). Tỉnh Nghệ An đã tiêm đủ hai mũi cơ bản cho gần hai triệu người từ 18 tuổi trở lên. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 29/1, hai địa phương bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng "xuyên Tết” trên địa bàn. Các địa phương và ngành y tế đã phối hợp và tổ chức thường xuyên các điểm tiêm chủng trước, trong và sau Tết. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc, nhiều đối tượng không đến tiêm trong dịp Tết.
Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân ở xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng
Nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lãnh đạo ngành y tế ở Nghệ An, Hà Tĩnh cho rằng: Số ca mắc cộng đồng gia tăng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng cao, tần suất di chuyển, mức độ giao lưu của người dân trong dịp Tết lớn. Vì vậy, sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, nguy cơ các ca nhiễm mới tăng nhanh, bùng phát dịch trên diện rộng tại nhiều địa phương...
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý yêu cầu các địa phương phải xốc lại tinh thần ngay lập tức; đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng để giám sát ở cơ sở. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tăng cường chỉ đạo phòng, chống dịch, trong đó, tập trung rà soát, đánh giá, xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng gia tăng đột biến số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn, đơn vị quản lý. Bám sát quan điểm, chủ trương mới của Chính phủ; Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế của tỉnh và diễn biến cụ thể của dịch bệnh, triển khai áp dụng các biện pháp phù hợp, ngăn chặn, kiểm soát, không để dịch lây lan trên diện rộng. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác với dịch Covid-19, thực hiện nghiêm thông điệp "5K”, hạn chế tình trạng tập trung đông người, nhất là trong các hoạt động lễ hội đầu năm. Rà soát cơ sở thu dung, điều trị các tuyến, sẵn sàng đáp ứng tình trạng gia tăng đột biến các ca bệnh.
Cùng với đó, hai địa phương triển khai mô hình trạm y tế lưu động trên phạm vi toàn tỉnh để quản lý, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại nhà. Chuẩn bị phương án, nguồn lực ứng phó với diễn biến của dịch theo các cấp độ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch trên địa bàn: nhất là việc cách ly F1, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà, nơi lưu trú; biện pháp phòng, chống dịch tại các khu vực tập trung đông người. Tập trung triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 bảo đảm đúng tiến độ, bao phủ các mũi tiêm và an toàn tiêm chủng cho tất cả người dân trong độ tuổi theo quy định, kể cả người từ địa phương khác về.
Theo Báo Nhân Dân
Bản tin dịch COVID-19 ngày 7/2 của Bộ Y tế cho biết có 16.815 ca COVID-19, tăng 2.704 F0 so với hôm qua; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 3.000 ca; Trong ngày có gần 9.700 bệnh nhân khỏi, 100 ca tử vong...
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 7/2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 585 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 413 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng; 172 trường hợp đã được cách ly từ trước.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ 29/1 - 6/2), BVĐK tỉnh tiếp đón khám và cấp cứu 502 người, giảm gần 25% so với Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 2,11 triệu ca COVID-19 khỏi; số bệnh nhân nặng giảm còn 2.203 ca; cả nước đã có 41 tỉnh, thành thuộc vùng xanh- cấp độ dịch thứ nhất; F0 tại nhiều tỉnh miền Tây tiếp tục giảm sâu...
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong năm 2022, toàn ngành vẫn phải tiếp tục nỗ lực triển khai thực hiện tất cả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục tiến hành cải cách và đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường nhiều hơn cho y tế cơ sở, y tế dự phòng
Bản tin dịch COVID-19 ngày 6/2 - tức mùng 6 Tết của Bộ Y tế cho biết có 14.112 ca COVID-19, tăng gần 2.000 ca so với hôm qua; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 2.800 ca. Trong ngày có 63 ca tử vong, thấp nhất trong vài tháng qua.