(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc Covid-19 cộng đồng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh ghi nhận hơn 30 nghìn ca mắc Covid-19. Trước diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã thực hiện điều trị F0 tại nhà. Theo khuyến cáo của ngành y tế, người khỏe mạnh, tiêm đủ 2 mũi vắc xin trở lên nếu là F0 không nên quá lo lắng, đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc chữa Covid-19 bừa bãi rao bán trên thị trường.


Cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: nguyễn tuyết (CTV)

Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương

Theo báo cáo đến ngày 22/2, tại các cơ sở điều trị và cơ sở thu dung đang điều trị 2.471 bệnh nhân, trong đó, 526 bệnh nhân không có triệu chứng, 1.892 bệnh nhân mức 10 bệnh nhân mức độ trung bình, 33 bệnh nhân thở oxy qua mask và 9 bệnh nhân thở máy. Có 8 huyện, thành phố (trừ Tân Lạc, Mai Châu) đang điều trị, quản lý 10.023 trường hợp F0 tại nhà (6.960 trường hợp không triệu chứng và 3.138 trường hợp mức độ nhẹ). Cộng dồn đến nay, toàn tỉnh đã quản lý điều trị 16.543 trường hợp F0 tại nhà, có 5.932 trường hợp điều trị tại nhà đã khỏi bệnh.

Với số lượng F0 cộng đồng tăng cao, việc quản lý, điều trị F0 tại nhà là hết sức cần thiết. Vì việc điều trị tại nhà sẽ thuận lợi cho người bệnh, giảm quá tải cho cơ sở y tế, giảm bớt khả năng lây nhiễm chéo. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại như hiện nay, việc đến cơ sở y tế không thể đầy đủ, thuận tiện như ở nhà.

Theo khuyến cáo của ngành y tế, đối với những F0 điều trị tại nhà quan trọng nhất là đảm bảo thực hiện nghiêm việc cách ly và xử lý rác thải y tế, còn lại người bệnh không cần quá lo lắng, vì hầu hết những F0 điều trị tại nhà đều không có biểu hiện bệnh hoặc biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ. Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, người đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu là F0 thường không có triệu chứng và thường sẽ khỏi trong khoảng sau 7 - 10 ngày, để lại miễn dịch tự nhiên. Mặt khác, việc điều trị F0 tại nhà không có nghĩa là F0 tự lo mà luôn được cán bộ trạm y tế lưu động, y tế thôn bản, Tổ Covid-19 cộng đồng theo dõi, lấy thông tin tình hình sức khỏe. Khi có biểu hiện diễn biến bệnh nặng hoặc bất thường sẽ trực tiếp chuyển đến cơ sở điều trị Covid-19. Đa số bệnh nhân nặng, nguy kịch chuyển đến đơn vị hồi sức tích cực là nhóm người cao tuổi, mắc bệnh nền, chưa tiêm vắc xin, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ và chưa tiêm vắc xin.

Vì vậy, theo đồng chí Giám đốc Sở Y tế, giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có các bệnh nền như: huyết áp, tiểu đường, suy tim, suy thận, suy giảm hệ miễn dịch..., người chưa được tiêm vắc xin bằng việc theo dõi sức khỏe của họ, nếu là F0 thì điều trị tích cực ngay từ đầu trước khi bệnh trở nặng. Đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở để theo dõi, điều trị các ca bệnh nhẹ, phát hiện ca bệnh nặng và chuyển tuyến kịp thời.

Loạn giá thuốc và dùng thuốc điều trị Covid-19 bừa bãi

Thực tế trong thời gian qua, khi các ca F0 cộng đồng tăng cao, nhiều hộ có F0 tự điều trị tại nhà đã tìm mua tích trữ các loại thuốc hạ sốt, kit test Covid-19, đặc biệt là tự ý tìm mua và sử dụng các loại thuốc trị Covid-19. Điều này không chỉ gây náo loạn thị trường thuốc, bộ kit test mà còn nguy hiểm đến tính mạng khi sử dụng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường, rao bán trên mạng xã hội chưa được cấp phép sử dụng.

Gia đình chưa có người F0, tuy nhiên lo lắng trước tình trạng F0 ngày càng nhiều, chị Quỳnh Vân (TP Hòa Bình) vội tìm mua dầu xông, một số loại viên C sủi hạ sốt và kit test để đề phòng. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghe bạn bè giới thiệu, chị Vân chóng mặt với các loại thuốc và bộ kit được chào bán trên mạng, qua các hội nhóm trên mạng xã hội. Một bộ kit test Covid-19 được bán với giá 75 - 80 nghìn đồng; một lọ thuốc hạ sốt dạng viên sủi giá hơn 100 nghìn đồng (quảng cáo là nhập ngoại), rồi các loại dầu xông nếu trước đây chỉ 30 - 40 nghìn đồng giờ giá được đẩy lên cao gấp rưỡi.

Chị Vân không phải là người duy nhất hoang mang bởi giá của các loại thuốc y tế cả trên mạng lẫn ngoài cửa hàng. Thực tế, trên địa bàn TP Hòa Bình, nhiều phụ huynh có con là F0 đang điều trị tại nhà cũng lo lắng bởi loạn giá thuốc, giá kit test Covid-19. "Đặc biệt, là tình trạng loạn các loại thuốc điều trị Covid-19 được cho là xách tay từ nước ngoài về với nhiều lời mời chào hấp dẫn nhưng khá đắt đỏ" - chị Vân chia sẻ. Dạo một vòng trên các trang mạng xã hội, người mua có thể gặp rất nhiều lời quảng cáo, rao vặt bán các loại thuốc trị Covid-19, bộ kit test Covid-19. Thuốc có nhiều dạng, dùng cho các lứa tuổi với giá "trên trời": liệu trình 40 viên 10 triệu đồng, hộp 100 viên 13 triệu đồng, 17 viên giá gần 3 triệu đồng… Thuốc molnupiravir 400 mg được chào bán với giá 1,2 triệu đồng/vỉ 10 viên; molcovir giá gần 5 triệu đồng/hộp 100 viên nang; thuốc arbidol 200 mg của Nga được rao bán giá 290 - 350 nghìn đồng/hộp 10 viên; thuốc areplivir từ 2,1 - 2,5 triệu đồng/hộp; thuốc favipiravir và remdesivir cũng được chào bán với giá từ 3 - 5 triệu đồng...

Theo Hướng dẫn số 521 của Sở Y tế, đối với F0 điều trị tại nhà có thể tự trang bị một số thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc bù điện giải, vitamin C, B3, đặc biệt sử dụng thuốc điều trị tại nhà phải được kê đơn điều trị triệu chứng, không được tự ý mua những thuốc kháng virus chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trôi nổi trên thị trường để tự điều trị.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc trị Covid-19 cũng có khá nhiều chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ; đồng thời trong quá trình sử dụng cần giám sát cẩn thận tác dụng phụ để tránh xảy ra rủi ro đáng tiếc. Vì vậy, việc tự ý dùng thuốc trị Covid-19 không giúp cho điều trị bệnh mà còn nguy cơ tiền mất tật mang khi nguy hại đến tính mạng.

Đinh Hòa


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục