(HBĐT) - Tan máu bẩm sinh (TMBS) tuy là một bệnh mạn tính, người bệnh phải điều trị suốt đời rất tốn kém và gây ra nhiều gánh nặng tinh thần cho cả gia đình bệnh nhân nhưng lại là bệnh có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản. Năm 2021, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Tỉnh Đoàn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai mô hình thực hiện sàng lọc gen bệnh  TMBS tại trạm y tế xã. 



Người dân đến Trạm Y tế thị trấn Bo (Kim Bôi) thực hiện lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh.

  Theo đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Bệnh TMBS gây hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tầm soát tiền hôn nhân và tiền thai sản dựa trên xét nghiệm máu. Gia đình có người mắc bệnh, các anh, chị, em đều phải sàng lọc bệnh. Để không sinh ra trẻ bị bệnh TMBS, 2 người cùng mang gen bệnh không nên kết hôn với nhau; nếu kết hôn phải chẩn đoán, sàng lọc trước sinh. Nếu bố mẹ cùng mang gen bệnh, 50% con sinh ra mang gen này; 25% trẻ bị bệnh ở mức độ nặng phải truyền máu và điều trị bằng thuốc suốt đời; chỉ 25% trẻ chào đời khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người mang gen bệnh nhưng không biết và không thực hiện tầm soát tiền hôn nhân, tiền thai sản, dẫn đến sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh. 
Triển khai mô hình thực hiện sàng lọc gen bệnh TMBS tại trạm y tế xã, người dân được hỗ trợ 70% chi phí xét nghiệm sàng lọc gen bệnh, được thực hiện qua 2 lần xét nghiệm sàng lọc. Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Tỉnh Đoàn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đã triển khai các hoạt động mô hình. Cụ thể: Hướng dẫn triển khai, truyền thông về mô hình phòng bệnh TMBS cho các bộ y tế, dân số tuyến huyện, xã; BCĐ DS-KHHGĐ các xã, cộng tác viên dân số, cán bộ đoàn thanh niên. Xây dựng góc truyền thông phòng bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Cấp 14.000 tờ rơi, 350 cuốn sổ tay phòng bệnh cho cán bộ y tế tuyến huyện, chuyên trách các xã, phường, thị trấn, cán bộ đoàn thanh niên các cấp… Xây dựng mới cụm pa nô truyền thông tuyên truyền về phòng bệnh. Phối hơp với Tỉnh Đoàn tổ chức 2 cuộc nói chuyện chuyên đề về phòng bệnh cho BCH Đoàn các xã trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, Chi cục DS-KHHGĐ đã tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật lấy mẫu, vận chuyển mẫu xét nghiệm sàng lọc và quản lý gen bệnh tại cộng đồng cho hơn 200 cán bộ y tế tuyến huyện, xã của huyện Tân Lạc, Kim Bôi. Tổ chức lấy máu xét nghiệm cho các đối tượng là vị thành niên, thanh niên, người có họ hàng, người thân mang gen bệnh TMBS của huyện Kim Bôi, Tân Lạc. Cụ thể, lấy máu xét nghiệm cho 343 người, trong đó 211 người có nghi ngờ thiếu máu nhược sắc đề nghị làm xét nghiệm diện di huyết sắc tố, chiếm 61,5%. Qua tư vấn, vận động có 179 người thực hiện xét nghiệm diện di huyết sắc tố, kết quả có 85 trường hợp nghi ngờ và kết luận mang gen bệnh Thalassemia (huyện Kim Bôi chiếm 54,4%, huyện Tân Lạc chiếm 30,2%). 
Mô hình thực hiện sàng lọc gen bệnh TMBS nhằm xây dựng được hệ thống cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại trạm y tế xã, giúp người dân tiếp cận dịch vụ một cách thuận lợi nhất với chi phí thấp nhất. Người dân được tư vấn đấy đủ, chính xác các thông tin liên quan về bệnh TMBS, giúp họ có những kiến thức sâu về bệnh này, từ đó thay đổi hành vi và chủ động làm xét nghiệm sàng lọc để không sinh ra những trẻ mang gen bệnh.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết thêm: Việc tư vấn, xét nghiệm sàng lọc người mang gen bệnh rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài, tránh không để sinh ra những trẻ mang gen bệnh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dân số, cải thiện giống nòi. Những trẻ mắc bệnh TMBS, hàng năm mất nhiều chi phí để chữa bệnh, truyền máu và đa phần tuổi thọ không cao. Với chương trình này có ý nghĩa không chỉ trong năm mà 10 năm, 20 năm sau sẽ không còn nhiều trẻ mắc bệnh TMBS và chất lượng cuộc sống được nâng lên. Từ kết quả triển khai mô hình năm 2021, năm 2022, Chi cục DS-KHHG tiếp tục triển khai tại huyện Mai Châu, Lạc Thủy, Cao Phong và TP Hòa Bình; các huyện còn lại sẽ triển khai trong năm 2023.


Đỗ Hà

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục