Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước chỉ còn hơn 1,29 triệu người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát; trong số đó có hơn 290 ca nặng. Đây là số ca nặng đang điều trị thấp nhất trong nhiều tháng qua. Những ai sẽ được tiêm vaccine mũi 4 ở TPHCM?

Cả nước chỉ còn hơn 290 ca COVID-19 nặng

Theo thông tin của Bộ Y tế, ngày 16/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.550 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 1.548 ca ghi nhận trong nước (giảm 46 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.355 ca trong cộng đồng).

Đây cũng là ngày có số ca mắc COVID-19 thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Đồng thời tổng số ca mắc trong ngày chỉ bằng 1/100 so với những ngày cao điểm của đầu tháng 3/2022.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.698.180 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.093 ca nhiễm).


Những đối tượng nào sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 ở TPHCM?

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.690.425 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.595.538), TP. Hồ Chí Minh (608.973), Nghệ An (483.573), Bắc Giang (386.445), Bình Dương (383.693).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.359.763 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.296.352 trường hợp, trong đó có 299 trường hợp nặng đang điều trị, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 252; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19; Thở máy không xâm lấn: 4; Thở máy xâm lấn: 22; Thở ECMO: 2.

Ai sẽ được tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19 ở TP HCM?

Hôm qua, 16/5, UBND TP HCM có kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân.

Theo đó, đối tượng tiêm chủng lần này là người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 gồm cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Thời gian tiêm chủng bắt đầu ngay khi Bộ Y tế cung ứng vaccine, theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai.

Vaccine được sử dụng để tiêm là mRNA (vaaccine Pfizer hoặc Moderna, vaccine AstraZeneca, vaccine cùng loại với mũi 3). Tiêm sau ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi 3. Đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 thì hoãn tiêm 3 tháng.

Cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm lập danh sách người bệnh đang quản lý, điều trị tại đơn vị; tổ chức tiêm theo hướng dẫn chuyên môn nếu đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng theo quy định hoặc hướng dẫn người bệnh về địa phương đăng ký tiêm.

Cơ sở y tế lập danh sách người làm việc tại đơn vị đủ điều kiện tiêm vaccine mũi 4 để tổ chức tiêm (nếu cơ sở đủ điều kiện); trong trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm chủng thì chủ động phối hợp với cơ sở tiêm chủng khác hoặc địa phương nơi trú đóng để tổ chức tiêm vaccine cho người lao động đang làm việc tại đơn vị theo quy định.

Cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy có quản lý điều trị người nhiễm HIV lập danh sách người bệnh đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm vaccine cho người bệnh.

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà soát, lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp chính quyền địa phương nơi đơn vị trú đóng tổ chức tiêm.

UBND phường, xã, thị trấn lập danh sách người dân thuộc các nhóm đối tượng nêu trên đã đến thời hạn tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) để tổ chức điểm tiêm tại địa phương.

UBND TP yêu cầu tổ chức tiêm chủng thuận lợi cho người dân và đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng, an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, giám sát, xử trí và báo cáo kịp thời, đầy đủ các sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

Tùy vào số lượng người đến hạn tiêm chủng để tổ chức các điểm tiêm; thông báo lịch tiêm cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận điểm tiêm dễ dàng.

Tất cả điểm tiêm chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, thuốc, trang thiết bị cấp cứu. Bố trí mạng lưới cấp cứu ngoại viện và xe cấp cứu của các bệnh viện trực tại vị trí thuận tiện để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm khi có tình huống phát sinh.

Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng và y tế ngành về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 - mũi 4.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bản, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 4 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.

Sở Y tế các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 25/5/2022.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục