(HBĐT) - Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề: "Thế giới 8 tỷ người: Để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người cần khai thác cơ hội và đảm bảo quyền, lựa chọn cho tất cả mọi người”.


Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh hướng dẫn cán bộ y tế huyện Lạc Thủy lấy mẫu máu xét nghiệm tan máu bẩm sinh.

Năm 2011, dân số thế giới đạt 7 tỷ người. Năm nay, con số là 8 tỷ. Trong một thế giới lý tưởng, 8 tỷ người có nghĩa là 8 tỷ cơ hội cho một xã hội lành mạnh hơn được củng cố bởi các quyền và lựa chọn. Mong muốn và hướng tới mọi người đều có thể có các cơ hội được đảm bảo quyền của con người và sự lựa chọn dịch vụ với sự tiếp cận đầy đủ thông tin. Hiện tại, công tác dân số phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả về quy mô dân số, cơ cấu, chất lượng dân số, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh cho biết: Hòa Bình là 1 trong 33 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số con trung bình của một phụ nữ độ tuổi sinh sản là 1,98 con, tức là đạt mức sinh thay thế. Tuy nhiên, đến năm 2019, số con trung bình của một phụ nữ độ tuổi sinh sản là 2,34 con, mà mức sinh thay thế là 2,1 con. Nguyên nhân do vẫn còn sinh nhiều, đặc biệt là sinh con thứ 3 trở lên trong những năm gần đây tăng cao. Năm 2011, Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) cao nhất toàn quốc. Với sự quan tâm của tỉnh về vấn đề này và thực hiện các hoạt động can thiệp, tỷ số GTKS của tỉnh qua các năm đều giảm, đạt so với kế hoạch đề ra, năm 2021 là 111,6 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên, kết quả này chưa thực sự bền vững, đây cũng là một trong những thách thức trong thực hiện công tác dân số và phát triển (DS&PT) thời gian tới. 6 tháng đầu năm nay, tỷ số GTKS tăng 5 điểm %, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng 4,01%, số tảo hôn tăng 1 trường hợp, số người áp dụng biện pháp tránh thai mới, đạt 96,79% so với cùng kỳ năm 2021.

Thời gian qua, song song với việc thực hiện các hoạt động về KHHGĐ, công tác dân số có nhiều nội dung, hoạt động để nâng cao chất lượng dân số như: Chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho bà mẹ, trẻ em, CSSK sinh sản vị thành niên/thanh niên, tầm soát bệnh tật trước sinh, sơ sinh; tầm soát gen bệnh tan máu bẩm sinh, CSSK người cao tuổi... Chất lượng dân số đã được cải thiện nhiều. Tuy vậy, các hoạt động chưa rộng khắp, số đối tượng được thụ hưởng chưa nhiều, chỉ mới tập trung ưu tiên cho đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại các xã khó khăn. Dân số của tỉnh bước vào giai đoạn già hóa nhưng chưa có giải pháp đồng bộ để thích ứng. Tuổi thọ trung bình của tỉnh tuy tăng cao hơn so với các năm trước nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân cả nước.

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương cho biết thêm: Cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt KHHGĐ; triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của UBND tỉnh về xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phấn đấu đạt trở lại mức sinh thay thế vào năm 2025 theo kế hoạch của tỉnh. Chủ động, sáng tạo thực hiện tốt Nghị quyết số 338 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện công tác dân số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, sau đó đánh giá lại hiệu quả và tiếp tục tham mưu với tỉnh bổ sung các chính sách cho công tác DS&PT giai đoạn 2026 - 2030. Đẩy mạnh các hoạt động vận động, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về DS&PT, góp phần đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, phấn đấu đạt mức sinh thay thế, giảm tốc độ mất cân bằng GTKS. Tăng cường sự tham gia đồng bộ, tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân và sự giúp đỡ của các quốc gia, tổ chức quốc tế để hoàn thành mục tiêu về DS&PT Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Hưởng ứng ngày Dân số thế giới năm nay, Chi cục DS-KHHGĐ xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hiệu quả, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về các vấn đề đang đặt ra đối với công tác DS&PT. Triển khai các loại hình cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số cho người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 cao. Với các thông điệp tuyên truyền như: Nam giới có trách nhiệm chia sẻ với nữ giới trong việc thực hiện KHHGĐ và nuôi dạy con; hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn; không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản vì chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình...


Đỗ Hà


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục