(HBĐT) - Thời tiết giao mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao khiến nhiều người không kịp thích nghi. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, nguy cơ làm dịch bệnh bùng phát, lây lan trong cộng đồng. Để phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, chính quyền địa phương, việc mỗi người chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cán bộ y tế Khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khám, điều trị cho người bệnh khi thời tiết giao mùa.
Chúng tôi có mặt ở Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào đầu giờ sáng, người bệnh đến khám rất đông. Trao đổi với phòng chuyên môn của bệnh viện được biết, Khoa truyền nhiễm và Khoa nhi có người bệnh nhập viện tăng cao nhất vào thời điểm này. Tính từ ngày 1 - 6/10, bệnh viện đã khám, điều trị cho 3.461 bệnh nhân, trong đó riêng Khoa nhi 344 bệnh nhân, Khoa truyền nhiễm 485 bệnh nhân.
Chị Đỗ Thị Thuý, phố Vãng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) chăm sóc con nhỏ hơn 9 tháng tuổi chia sẻ: Thời tiết chuyển mùa lúc nóng, lúc lạnh khiến con tôi bị ho, sốt cao phải nhập viện ở huyện, nhưng điều trị 1 tuần không đỡ. Ngày 5/10, gia đình tôi chuyển cháu xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị. Các bác sỹ chẩn đoán cháu bị viêm phổi, được kịp thời chăm sóc, điều trị, cháu đã cắt sốt, sức khoẻ dần ổn định.
Anh Phùng Viết Thái, tổ 14, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) điều trị ở Khoa truyền nhiễm cho biết: Ngày 29/9, tôi thấy mệt mỏi, đi ngoài, sốt mê man và được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị. Qua các xét nghiệm, các bác sỹ chẩn đoán tôi bị sốt xuất huyết. Sau 1 tuần điều trị, sức khoẻ của tôi đã dần ổn định.
Bác sỹ Hà Lê Cường, Trưởng Khoa truyền nhiễm cho biết: Hiện là thời điểm giao mùa, vi rút phát triển mạnh, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hoá tăng cao. Số lượng bệnh nhân khám ở Khoa truyền nhiễm tăng khoảng từ 30 - 40%, trong đó có nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19, cúm A, cúm B, sốt xuất huyết… Tuy nhiên, cơ sở vật chất của bệnh viện không đáp ứng đủ nhu cầu quá đông bệnh nhân. Vì vậy, nếu bệnh nhân nhiễm cúm thể nhẹ đến khám, chúng tôi hướng dẫn về điều trị, cách ly ở nhà theo chỉ dẫn. Đối với bệnh nhân cúm A, cúm B, Covid-19 nặng, sốt cao lâu ngày, nhất là bệnh nhân có bệnh lý nền thì cần đến khám, điều trị tại cơ sở y tế. Cần tuân thủ thông điệp 5K, không tự ý truyền dịch ở nhà, không tự mua kháng sinh không có chỉ dẫn của bác sỹ...
Trước nguy cơ dịch bệnh mùa thu - đông bùng phát mạnh, ngành Y tế đã tăng cường các biện pháp tuyên truyền cho người dân để chủ động phòng, chống dịch; chủ động tiêm vắc xin cho những loại bệnh đã có thuốc dự phòng; tăng cường giám sát phát hiện điểm nguy cơ, chuẩn bị nhân sự, trang thiết bị phục vụ công tác phòng dịch. Ngành Y tế cũng khuyến cáo: Để hạn chế các bệnh khi thời tiết giao mùa, cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý mỗi ngày. Bữa ăn hàng ngày tuân thủ nguyên tắc đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường (gạo, bắp, khoai, các loại đậu...), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...) chất béo (mỡ, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, trái cây…) và uống đủ nước mỗi ngày. Khi đi ngoài trời cần đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại và tránh các tác nhân gây bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh; khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, sử dụng các phương tiện phòng hộ và vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc; vệ sinh tay thường xuyên. Mỗi người nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm… Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mỗi sáng hay sau khi ra đường về nên xúc họng bằng nước muối ấm pha loãng. Cần xây dựng thói quen này và thực hiện đúng cách hàng ngày để bảo vệ sức khỏe…
Hương Lan
Vietnam Airlines thông báo chuyến bay VN30 khởi hành từ sân bay Frankfurt (Đức) đi TP Hồ Chí Minh lúc 19 giờ 40 phút (giờ Việt Nam) ngày 6/10 đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Baku Heydar Aliyev (Azerbaijan) sau 4 tiếng 35 phút bay để cấp cứu hành khách.
(HBĐT) - Trước thông tin Việt Nam phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã gửi công văn khẩn đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính từ 11h ngày 29/9 đến 11 h ngày 6/10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 84 ca mắc Covid-19. Trong đó, huyện Lương Sơn 11 ca; TP Hoà Bình 24 ca; Đà Bắc 1 ca; Cao Phong 6 ca; Mai Châu 1 ca; Lạc Sơn 3 ca; Yên Thuỷ 2 ca; Kim Bôi 15 ca; Lạc Thuỷ 10 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh 11 ca. Huyện Tân Lạc không ghi nhận ca mắc mới. Lũy kế đến nay, tổng số ca mắc trên địa bàn tỉnh là 207.673 đã được cấp mã bệnh, trong đó có 207.432 ca mắc mới, 241 ca tái nhiễm.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 920/QĐ-VSDTTƯ, ngày 5/10/2022 về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 177, gồm 2.511.060 liều vắc xin Comirnaty/Pfzer-BionTech (Pfizer) cho người từ 12 tuổi trở lên từ nguồn do Chính phủ Úc viện trợ cho 51 đơn vị. Theo đó, tỉnh Hòa Bình được phân bổ 60.000 liều vắc xin phòng Covid-19.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nội dung cụ thể như sau:
Trước số ca tử vong do sốt xuất huyết cao trong vòng 10 năm qua, Sở Y tế TP.HCM đã quyết định phân tầng điều trị các bệnh nhân sốt xuất huyết để hạn chế số ca tử vong xuống mức thấp nhất.