Tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn đang phức tạp tại nhiều địa phương khi số ca mắc vẫn cao, người mắc cần cảnh giác theo dõi giai đoạn dễ biến chứng nặng.


Điều trị người bệnh sốt xuất huyết nặng tại cơ sở y tế. Ảnh: TTXVN

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận tổng cộng 258.480 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 102 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (54.219/21) số mắc tăng 4,8 lần, số ca tử vong tăng 81 trường hợp.

Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên với số ca mắc và số ca tử vong ở mức cao; tại khu vực miền Bắc, dịch sốt xuất huyết cũng đang gia tăng tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 1.034 trường hợp mắc sốt xuất huyết; thêm 48 ổ dịch sốt xuất huyết mới.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận tổng số trên 6.700 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 trường hợp tử vong.

Theo các chuyên gia, hiện đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết trong năm, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đặc biệt, vừa qua, kết quả giám sát của Hà Nội cho thấy, nhiều điểm trên địa bàn có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng; nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng rất lớn nếu không có các biện pháp phòng chống.

Đáng chú ý, gần đây cùng với tăng số ca mắc, các cơ sở y tế cũng đã ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí nguy kịch do sốt xuất huyết.

TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết, nhất là thời tiết mưa nhiều, muỗi truyền bệnh phát triển, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh, mỗi người dân cần cảnh giác phòng bệnh; nhất là khi bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Theo đó, người dân cần chú ý, bên cạnh việc phòng dịch lây lan, với người mắc sốt xuất huyết Dengue cần được theo dõi sát, nhất là giai đoạn bệnh diễn biến nặng thường bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi, đây là giai đoạn bệnh nhân có hiện tượng thoát huyết quản, dễ nguy hiểm tới tính mạng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo và dễ bị sốc Dengue.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, trong bối cảnh dịch chồng dịch như hiện nay, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa cúm và sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết với COVID-19 mà chủ quan với các biến chứng của sốt xuất huyết. Vì vậy, nếu người dân khi có bất kỳ triệu chứng như: Sốt, ho, đau mỏi người thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán để nếu mắc sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ có phương án theo dõi, điều trị kịp thời.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 51

(HBĐT) - Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh vừa ban hành Quyết định số 178/QĐ-BCĐ, ngày 10/10/2022 về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 51. Cụ thể, phân bổ 60.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho 11 đơn vị: TP Hoà Bình 6.000 liều, huyện Đà Bắc 5.004 liều, Cao Phong 2.400 liều, Kim Bôi 4.500 liều, Tân Lạc 9.000 liều, Lạc Sơn 9.990 liều, Lạc Thủy 4.500 liều, Lương Sơn 8.502 liều, Mai Châu 4.704 liều, Yên Thủy 5.004 liều, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 396 liều.

Gia tăng người bệnh nhập viện khi thời tiết giao mùa

(HBĐT) - Thời tiết giao mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao khiến nhiều người không kịp thích nghi. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, nguy cơ làm dịch bệnh bùng phát, lây lan trong cộng đồng. Để phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, chính quyền địa phương, việc mỗi người chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.

Nhiều người rối loạn tâm thần không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc hiệu quả

Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10 do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, năm 2022, Liên đoàn Sức khỏe tâm thần Thế giới công bố chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới là: "Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho mọi người là một ưu tiên hàng đầu”.

Loại bỏ sớm ung thư tiêu hóa nhờ chủ động tầm soát bằng phương pháp nội soi

(HBĐT) - Ung thư tiêu hóa là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vì người bệnh còn chủ quan và không nhận thức rõ được sự nguy hiểm nên khi thăm khám đã ở giai đoạn muộn. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh; đồng thời phát hiện sớm bệnh ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, giảm nguy cơ tử vong.

Thắm tình thầy thuốc quân y ở đất nước “Triệu Voi”

Giữa tháng 7/2022, bác sĩ Phạm Văn Hiệu, Phó Chủ nhiệm khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và các bác sĩ của bệnh viện đã có chuyến công tác đến Bệnh viện Quân y 103 Lào trong bối cảnh hết sức đặc biệt và ý nghĩa khi hai nước Việt Nam và Lào tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục