(HBĐT) - Hiện tại, nhiệt độ có sự chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm khiến cơ thể con người không kịp thích nghi. Bên cạnh đó, giao mùa cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, lây lan trong cộng đồng. Vì thế, các bệnh thường gặp vào mùa thu - đông như nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, các bệnh về đường tiêu hóa... Người dân cần cẩn trọng với các dịch bệnh truyền nhiễm.


Cán bộ Trạm y tế  xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) phun khử trùng phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. 

Theo báo cáo định kỳ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến hết ngày 31/ 10/2022, toàn tỉnh không ghi nhận bất kỳ trường hợp bệnh đặc biệt nguy hiểm nào (đậu mùa khỉ, cúm A/H5). Tuy nhiên, thế giới cũng như trong nước 2 dịch bệnh này khá phức tạp. Đối với bệnh đậu mùa khỉ, cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp mắc; ghi nhận ca dương tính với cúm A/H5 tại tỉnh Phú Thọ sau 8 năm kể từ năm 2014.

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có sự thay đổi so với cùng kỳ năm 2021. Đối với sốt xuất huyết, ghi nhận 45 trường hợp tại huyện Lương Sơn (14 ca), Kim Bôi (11 ca), TP Hòa Bình (7 ca), Lạc Thủy (5 ca), Lạc Sơn (4 ca), Tân Lạc (5 ca). Bệnh tay chân miệng ghi nhận 45 ca tại các huyện       Kim Bôi (26 ca), Lạc Thủy (15 ca), TP Hòa Bình (3 ca), Yên Thủy (1 ca). Viêm gan B ghi nhận 2 trường hợp tại huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Liên cầu lợn ghi nhận 1 trường hợp tại huyện Lạc Sơn. Viêm não Nhật Bản ghi nhận 3 trường hợp tại các huyện Yên Thủy (1 ca), Kim Bôi (2 ca). Các bệnh truyền nhiễm lưu hành có ca mắc cao tại địa bàn tỉnh so với cùng kỳ năm trước không có sự gia tăng đột biến. Ghi nhận 1 trường hợp tiêu chảy tử vong tại TP Hòa Bình do gia đình đưa đến cơ sở y tế muộn.

Trước tình hình trên, Sở Y tế đã ban hành Công văn số 3349/SYT-NVY, ngày 31/10/ 2022, trong đó có việc tăng cường thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Cụ thể: Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, ngành Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát chủ động, chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue tại địa phương để khoanh vùng, cách ly và xử trí kịp thời. Tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch sốt xuất huyết Dengue nhằm khống chế, không để dịch bệnh lan rộng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn...

Đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục giám sát, phát hiện, điều tra dịch tễ đối với ca mắc đậu mùa khỉ nếu xuất hiện trên địa bàn. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.

Đối với bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người (cúm A/H5): Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp người nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm, xử lý sớm, triệt để ổ dịch tại các địa phương. Rà soát các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng chống cúm gia cầm trên người; chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch. Chỉ đạo các ngành phối hợp với ngành thú y địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm để có các biện pháp dự phòng lây sang người và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đáp ứng; tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao...

Đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Để tích cực, chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa thu - đông, người dân chủ động ăn, ở hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường khu dân cư an toàn, sạch sẽ…, khuyến khích người dân đi tiêm phòng dịch vụ đối với các bệnh chưa được triển khai tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (cúm mùa, Adeno virus…). Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng bệnh. Trong đó chú ý tới đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Đối với trẻ em, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, nhất là vào thời điểm giao mùa. Khi mắc bệnh, trẻ dễ có diễn tiến nặng hơn người lớn. Đối với người cao tuổi, khả năng thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, môi trường ngày càng suy giảm; hệ miễn dịch không còn đủ sức chiến đấu với các tác nhân gây bệnh; thêm vào đó là những căn bệnh mãn tính khiến cơ thể suy yếu, nguy cơ "bệnh chồng bệnh'' và diễn tiến nặng tăng cao. 


Hương Lan

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục