(HBĐT) - Trong tuần vừa qua, 4 bệnh nhân ngộ độc nấm rừng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được xuất viện. Sau khi về nhà, các bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sức khoẻ, hiện tất cả đều có sức khoẻ ổn định.
Các bệnh nhân được y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị, hồi phục sức khoẻ và được xuất viện.
Trước đó, ngày 18/2/2023, gia đình tại huyện Mai Châu với 8 người ăn cơm trưa, trong số thức ăn có món canh được chế biến từ nấm hái trên rừng. Sau ăn khoảng 10 - 12 giờ, 6 người lần lượt có các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy, người mệt lả. Hai bệnh nhân có triệu chứng nặng nhất được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị, trong đó 1 bệnh nhân không may diễn biến nặng đã tử vong, một bệnh nhân hiện tại đã ổn định hơn nhưng vẫn đang phải điều trị, theo dõi tích cực do chức năng gan chưa hồi phục hoàn toàn.
Bốn bệnh nhân sau hơn 1 tuần điều trị, chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hồi phục sức khoẻ, được xuất viện và tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà.
Theo các chuyên gia y tế, rất khó phân biệt nấm độc và nấm không độc về màu sắc, mùi vị. Nấm độc cũng có màu sắc giống nấm thường, mùi vị cũng thơm và dễ ăn. Có nhiều loại nấm độc mọc tự nhiên nhưng trên lâm sàng thường chia ra thành 2 loại. Loại gây ngộ độc nhanh (trước 6 giờ sau ăn) và loại gây ngộ độc chậm (từ 6 - 40 giờ sau ăn). Các ca ngộ độc sớm thường được chẩn đoán kịp thời, chất độc còn trong đường tiêu hoá nên điều trị thường hiệu quả, ít có trường hợp tử vong. Các ca ngộ độc chậm thường đến viện muộn, chất độc đã ảnh hưởng đến các tạng trong cơ thể nên điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. Người dân không nên sử dụng nấm mọc tự nhiên (đặc biệt là nấm rừng) hoặc nấm không rõ nguồn gốc để làm thức ăn. Khi không may bị ngộ độc nấm, cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu nhanh nhất.
TS. BS Hoàng Công Tình
(Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh)
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 1/3 của Bộ Y tế cho biết, có 9 ca mắc mới COVID-19, giảm nhẹ so với ngày trước đó; 8 ca khỏi và hai ca nặng phải thở ô xy.
(HBĐT) - Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình hiện có 4.087 đoàn viên, sinh hoạt tại 31 công đoàn cơ sở (CĐCS), trong đó có 20 CĐCS đơn vị hành chính sự nghiệp, 11 CĐCS doanh nghiệp. Cùng với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, Công đoàn ngành luôn quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống, giúp người lao động (NLĐ) an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
(HBĐT) - Chiều 27/2, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2023) và đón nhận cờ thi đua của UBND tỉnh tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành Y tế năm 2022.
Nhân dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ về những kết quả đạt được của ngành Y tế trong thời gian qua và những giải pháp vượt khó trong năm 2023.
(HBĐT) - Ngày 27/2/1955, Bác Hồ gửi thư cho hội nghị cán bộ y tế. Vì ý nghĩa sâu sắc của bức thư, năm 1985, Bộ Y tế chọn ngày 27/2 hàng năm là “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Bức thư của Bác thể hiện 3 nội dung hết sức quan trọng của ngành Y, đó là: Phải thật thà đoàn kết; thương yêu người bệnh; xây dựng nền y học nước nhà.