(HBĐT) - Từ năm 1992, chương trình phòng, chống lao (PCL) được triển khai trên địa bàn tỉnh tại 2 địa phương là TP Hòa Bình và huyện Lạc Thủy. Đến nay, sau hơn 30 năm thực hiện chương trình, công tác PCL đạt được những kết quả đáng ghi nhận.




Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cùng cán bộ quản lý lao huyện Lương Sơn trao đổi công tác tuyên truyền bệnh lao tại cơ sở. 

Bác sỹ CKII Lâm Ngọc Tĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Hàng năm, tỉnh phát hiện từ 350 - 450 bệnh nhân lao các thể. Trong năm 2022, toàn tỉnh quản lý, điều trị 397 bệnh nhân lao, có 223 bệnh nhân lao phổi dương tính - đây là thể lao duy nhất gây lây nhiễm cho người tiếp xúc. Hiện nay, ngoài việc thực hiện nhiều kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác điều trị tấn công ban đầu, ngành Ytế đã triển khai phương pháp 2X, đó là Xquang và Xpert để chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh lao và lao kháng thuốc. Tại mỗi cơ sở khám, chữa bệnh đã thành lập khu điều trị riêng biệt cho các bệnh nhân lao kháng thuốc. Công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người dân về bệnh lao được các cơ sở y tế thực hiện tốt như tư vấn, phát tờ rơi... Do vậy, tỷ lệ bệnh nhân lao điều trị khỏi đạt trên 95%. Kết quả này một mặt chứng tỏ những nỗ lực trong công tác PCL đã phát huy hiệu quả, mặt khác cho thấy mục đích loại trừ bệnh lao khỏi cộng đồng vẫn là một thách thức lớn. Bởi trên thực tế còn nhiều bệnh nhân lao sống trong cộng đồng chưa phát hiện được.

         Bác sỹ CKI Bùi Văn Hiển, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Tại Khoa Nội hô hấp hiện quản lý, điều trị 50 bệnh nhân, trong đó có hơn 10 bệnh nhân lao, gồm lao phổi, lao màng phổi, lao khớp háng, lao cột sống… Bệnh lao thường diễn biến chậm, người bệnh chủ quan nghĩ mình không mắc bệnh lao nên không đi kiểm tra sớm. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân lao đến khoa trong tình trạng nguy cấp cần điều trị tấn công và đang có chiều hướng trẻ hóa, bệnh nhân phát hiện mắc lao có tâm lý lo lắng.

         Để đẩy lùi bệnh lao trong cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tăng cường công tác truyền thông nhằm xoá bỏ kỳ thị, mặc cảm, tăng tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ dự phòng, khám phát hiện và điều trị lao; thường xuyên giám sát; ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời tới tuyến y tế cơ sở thực hiện tốt việc khám sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao, hạn chế nguồn lây mới trong cộng đồng. Từ đó, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi, tư vấn cho bệnh nhân.

        Ông Nguyễn Văn Sơn, xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) do không biết nên khi phát hiện mắc lao đã ở thể nặng, ông phải điều trị tấn công tại tuyến y tế T.Ư 2 tháng, sau đó được chuyển về địa phương tiếp tục điều trị, theo dõi thường xuyên. Lúc đầu tâm lý ông cùng gia đình rất lo lắng, được tư vấn và tuyên truyền của cán bộ y tế, ông Sơn và gia đình hiểu, thực hiện đúng phác đồ điều trị nên đến nay, sau 4 tháng điều trị sức khỏe của ông Sơn đã dần ổn định.

      Mặc dù hiện nay trên địa bàn tỉnh, mạng lưới PCL đã được bao phủ tới 100% tuyến xã, nhưng số cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm nhiều công việc, thường xuyên thay đổi nên việc triển khai công tác PCL, từ khâu phát hiện tại cộng đồng còn khó khăn, đặc biệt ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố chưa có bác sỹ chuyên khoa lao. Việc thiếu hụt nguồn lực PCL ở các tuyến dẫn tới tỷ lệ phát hiện bệnh lao mới là phần nổi, trong cộng đồng còn nhiều người mắc bệnh chưa tầm soát được hết, dẫn tới một số bệnh nhân khi bệnh nặng mới phát hiện, gây lãng phí, nguy hiểm tới sức khỏe và khó khăn cho hoạt động điều trị. Mặt khác, tỷ lệ lao kháng thuốc trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 5%. Với lao thường, bệnh nhân điều trị theo phác đồ 6 tháng, nhưng với lao kháng thuốc phác đồ lên tới 10 - 20 tháng. Do vậy, lao kháng thuốc đang trở thành một vật cản lớn trong mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Cùng với đó, định kiến xã hội với người bệnh lao tuy không còn nặng nề như trước đây nhưng vẫn còn tồn tại trong một bộ phận dân cư.

       Để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 trong cộng đồng cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của người dân, chủ động phòng, chống cho chính mình và mọi người trong cộng đồng; phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng; tăng cường phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động phòng, chống bệnh lao, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.


Minh Tuấn

Các tin khác


Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030

Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức PATH tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng năm 2022; triển khai kế hoạch năm 2023 khu vực miền Bắc; thúc đẩy loại trừ sốt rét tại Việt Nam.

Khó khăn về thuốc, trang thiết bị được tháo gỡ, bệnh viện không được để bệnh nhân đi mua

Ngày 21/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các bệnh viện Trung ương đầu ngành trực thuộc Bộ nhằm rà soát việc triển khai thực hiện Nghị định số 07/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.

Thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích vì cuộc sống cộng đồng

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh luôn bám sát các phong trào của tổ chức Đoàn cấp trên. Trên cơ sở đó phát động phong trào phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị. Ngay từ những tháng đầu năm nay, Ban Chấp hành Đoàn đã phối hợp Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh triển khai hoạt động hưởng ứng lễ ra quân Tháng Thanh niên năm 2023 tổ chức tại trạm y tế xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Đoàn Thanh niên BVĐK tỉnh đã cử 7 đoàn viên là các y, bác sỹ cùng trang thiết bị y tế tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho 150 người dân trên địa bàn. Trong chương trình, đoàn đã cấp phát thuốc miễn phí cho người dân.

Tập trung cứu chữa các ca ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua tại Quảng Nam

Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh

Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục