Đang là thời điểm giao mùa thuận lợi để các dịch bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng mạnh trong đó có COVID-19.
Ảnh minh hoạ.
Thời tiết ở phía Nam nắng nóng có xu hướng gia tăng… trong khi, Thời tiết miền Bắc thì trong nhà nồm ẩm, ngoài trời mưa phùn kèm sương mù giăng phủ. Đây là điều kiện thuận lợi để virus gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như: Cúm, hợp bào hô hấp, viêm mũi dị ứng, sởi, COVID-19... phát triển, lây lan... gây các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc làm trở nặng các bệnh lý mạn tính.
Bệnh thường gặp khi chuyển mùa
Suy hô hấp nhanh, viêm phổi, viêm tiểu phế quản là những biến chứng điển hình ở trẻ dưới 2 tuổi khi nhiễm virus hợp bào hô hấp (gọi tắt là RSV). Lúc đầu, trẻ thường bị sốt, ho, khò khè. Cùng với cúm mùa, đây là 1 trong những loại virus gây bệnh đường hô hấp phổ biến khi thời tiết chuyển mùa. Tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội vẫn đang tiếp nhận đông trẻ nhỏ mắc RSV.
Không chỉ gây suy giảm miễn dịch, chuyển biến nhanh dẫn đến biến chứng nặng, RSV còn hay đồng nhiễm hơn các loại virus khác. Vì thế nhiều trường hợp bội nhiễm phải dùng kháng sinh.
Thời tiết nồm ẩm cũng đang tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây ra các bệnh như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết và cả COVID-19. Trong đó, 30% là người trên 50 tuổi. Nhiều trường hợp ho, sốt, tự test nhanh COVID-19 thấy dương tính nên đã vào viện khám. Phần lớn được chỉ định về điều trị tại nhà. Chỉ những trường hợp khó thở, suy hô hấp hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao mới nhập viện. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang điều trị cho hơn 110 ca mắc. Trong đó có 4 ca đang thở máy, 25 ca thở oxy.
Liên quan đến COVID-19, tình hình số ca nhiễm COVID-19 trong nước đang có xu hướng gia tăng. Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 13/4 của Bộ Y tế cho biết, số ca mắc COVID-19 mới trên cả nước là 497 ca... Đây là số mắc cao nhất trong khoảng 4 tháng qua ở nước ta.
Đến thời điểm này, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Chiếm ưu thế hiện nay là vẫn là chủng Omicron và các biến thể phụ. Chúng khiến dịch bệnh lây lan nhanh nhưng biểu hiện nhẹ hơn, nhất là với người đã tiêm chủng. Còn với người nguy cơ cao vẫn có thể dẫn đến tình trạng nặng.
Việc phòng bệnh lúc chuyển mùa là vô cùng quan trọng trong cộng đồng và đối với từng người. Nhất là ở người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để tránh bệnh diễn tiến nặng. Cùng với việc lưu ý phòng bệnh bằng việc tiêm chủng đầy đủ các loại bệnh theo mùa, theo độ tuổi, thì giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát và chú ý vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa mũi súc họng cũng góp phần phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa. Bằng các biện pháp hiệu quả sẽ giúp chúng ta phòng tránh các bệnh và dịch có thể xảy ra, nhất là các bệnh đường hô hấp, trong đó có COVID-19.
Cùng trao đổi về vấn đề này với PGS.TS.BS. Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Ung thư đại trực tràng là một loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Phương pháp điều trị quan trọng và triệt để là phẫu thuật. Mổ mở cắt đại tràng vẫn là kinh điển trong điều trị ung thư đại tràng, song từ những năm đầu thập niên 1990, với sự phát triển của phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng được áp dụng rộng rãi ở khắp các trung tâm ngoại khoa thế giới, trong đó có ung thư đại tràng Sigma.
Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra đột xuất việc thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP về mua sắm y tế và Nghị định 07/2023/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế tuyến cuối trên địa bàn thành phố Hà Nội; đồng thời nắm bắt tình hình, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để bảo đảm thuốc, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 4/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 34 tuổi, ngộ độc lá ngón, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Cách lúc vào viện khoảng 3 giờ, bệnh nhân ăn 5 chiếc lá ngón. Sau ăn khoảng 30 phút, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, đau đầu, nhìn mờ, sụp mi mắt, yếu chân tay, đầu và cổ gập về phía trước không thể tự ngước lên được. Bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu và nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 34 tuổi, ngộ độc lá ngón, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải "chung sống” với 3 bệnh lý phối hợp.
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.